Tổng hợp các bài tư vấn thiết kế nhà ở tư nhân

Tư vấn thiết kế cho nhà chật, người đông

Hỏi
Tôi đang có nhu cầu xây nhà trên miếng đất có kích thước ngang 3x11m cho gia đình 4 người (vợ chồng tôi, mẹ chồng và bé gái 5 tháng tuổi). Theo quy định về xây dựng tại nơi ở, tôi chỉ được phép xây một trệt, một lửng. Mong các KTS tư vấn thiết kế giúp tôi có một ngôi nhà xinh xắn, đủ chức năng và khoa học. Xin trân trọng cám ơn!

Kiến trúc sư tư vấn:
Ý tưởng tư vấn của KTS cho ngôi nhà dạng ống có diện tích nhỏ này là sử dụng hình thức cầu thang một vế nhằm tận dụng không gian.


Dựa theo những thông tin cung cấp và yêu cầu thiết kế cho ngôi nhà, xin đưa ra mặt bằng bố trí nội thất để bạn tham khảo.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Mặt bằng tư vấn tầng 1.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Mặt bằng tư vấn tầng lửng.

Ngôi nhà có kích thước 3x11m, đây là khuôn nhà có chiều ngang hẹp, do vậy nên dùng hình thức cầu thang một vế để tiết kiệm được diện tích chiều ngang của căn nhà. Cách bố trí cầu thang thế một vế còn giúp có thể tận dụng phần diện tích bên dưới cầu thang làm tủ bếp. Việc tận dụng tối đa diện tích sử dụng giúp các căn phòng trở nên gọn gàng, thông thoáng và đảm bảo được các công năng sử dụng.

Tầng 1 gồm có phòng khách, phòng bếp, một phòng ngủ và một nhà vệ sinh trong phòng ngủ. Với cách bài trí công năng trong mặt bằng tư vấn, tầng 1 sẽ giảm thiểu được tối đa những bức tường ngăn chia các không gian với nhau. Yếu tố này cộng với cách bố trí nội thất khéo léo sẽ giúp cho căn nhà như rộng, thoáng hơn so với diện tích thực.

Tầng lửng được cơ cấu hai phòng ngủ đều đảm bảo đầy đủ ánh sáng nhờ những khoảng thông tầng. Hai phòng này sử dụng chung nhà vệ sinh. Phòng ngủ bố mẹ được bố trí hiện đại với tủ quần áo lớn giúp lưu trữ đồ hiệu quả. Phòng ngủ nhỏ cho con với diện tích khiêm tốn hơn với bàn học được bố trí gần cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên.

Màu sắc tổng thể của ngôi nhà được sử dụng theo gam màu tươi sáng với sự kết hợp của tông màu vàng kem nhã nhặn. Sau đây là một số hình ảnh tham khảo giúp hình dung không gian được tốt hơn.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Phòng khách liên thông phòng ăn.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Sofa nhỏ gọn với màu ghi sáng.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Sử dụng gương để giúp căn phòng trở nên rộng hơn.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Tủ bếp dưới gầm thang giúp tiết kiệm diện tích.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Lan can kính hiện đại giúp không gian thoáng hơn.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Phòng ngủ con với giường, tủ và bàn học nhỏ.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Phòng ngủ bà với màu sắc trầm ấm.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Phòng ngủ bố mẹ trẻ trung với gam màu sáng.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Nhà tắm nhỏ sử dụng vật liệu gạch trắng sáng
 
  • Like
Reactions: dinhphuonghkh
Giải pháp lạ cho nhà ống 80m2

Nằm trong khu đô thị Văn Phú - Hà Nội, căn nhà ống điển hình của đô thị mới Việt Nam này có không gian sống đầy hứng khởi.

Những giải pháp quy hoạch và thiết kế nhà ở tại các khu đô thị mới đang dần hình thành một diện mạo mới cho tổng thể đô thị. Nhưng với từng phong cách sống, thói quen sinh hoạt và quan niệm về không gian sống của mỗi gia đình, thì dường như một giải pháp chung sẽ không bao giờ là đủ.

Một không gian sống tiện nghi, độc đáo nhưng vẫn hài hoà trong những giá trị chung, không phá vỡ quy hoạch tổng thể sẽ luôn là một bài toán đầy cảm hứng cho các nhà thiết kế... Nằm trong khu đô thị Văn Phú - Hà Nội, những giải pháp kiến tạo không gian qua khoảng thông tầng, xử lý giao thông mạch lạc, sự chọn lọc trong sử dụng vật liệu và cấu kiện kiến trúc đã đem lại cho căn nhà ống điển hình của đô thị mới Việt Nam này không gian sống đầy hứng khởi.

22.jpg

Nhường chỗ cho gara, lối lên sảng chính được đánh dấu bởi một đường dẫn là đường dốc nhẹ. Bất ngờ không chỉ đến từ hình thức, mà còn ở cảm giác thú vị khi bước từng bước theo đường dốc trong không gian sáng sủa, ngăn nắp

Hiện trạng ngôi nhà liền kề này có mặt bằng được tổ chức kiểu nhà phố thông thường với thang được bố trí ngang nằm giữa nhà, phân chia sàn các tầng thành hai không gian riêng biệt. Các phòng được tổ chức hướng ra hai mặt thoáng và bám theo trục giao thông đứng. Giải pháp các kiến trúc sư đưa ra là thay đổi vị trí và cấu trúc thang, tạo ra nhiều khoảng trống thông tầng. Thang được bố trí một bên theo trục dọc nhà, qua đó không gian được phân bố trên mặt bằng theo kiểu xâu chuỗi nối tiếp nhau. Hình thức của thang cũng biến chúng không còn đơn thuần chỉ là đường dẫn giao thông mà bản thân những ô thang là khoảng thông tầng xuyên suốt chiều cao căn nhà. Cầu thang hở kết hợp lan can kính khiến không gian trở nên rộng và thoáng. Thang ở đây rõ ràng đang hiện hữu nhưng không hề chiếm hữu không gian.

Ngôi nhà đặc trưng với nhiều ô thông tầng bố trí xen kẽ. Bước qua cửa vào là một khoảng thông tầng xuyên suốt chiều cao nhà, kết nối thị giác theo trục đứng, đồng thời hỗ trợ đối lưu không khí, cung cấp ánh sáng tự nhiên tới từng phòng ngủ, phòng tắm ở các tầng trên. Khoảng thông tầng thứ hai tạo nên không gian giao thoa giữa tầng 2 và tầng 3. Trong khi hệ thang hở giúp mở rộng không gian sinh hoạt chung theo trục ngang thì khoảng thông tầng này mở rộng không gian theo trục đứng. Những khoảng thông tầng giải toả giới hạn của không gian theo cách tổ chức thông thường của nhà ống, qua đó tăng tính giao tiếp kết nối trong căn nhà. Những khoảng trống cũng chính là trăn trở của chủ nhà trước sự "hy sinh" những diện tích hữu hình được để "thu về" những cảm nhận vô hình hứng khởi từ không gian mở và ánh sáng.

23.jpg

Ánh sáng lấy qua những ô sáng trên mái được lọc và điều chỉnh qua hệ mành chớp, tương tác cùng vật liệu gạch gốm tạo ra những trải nghiệm thú vị xuyên suốt tuyến giao thông của ngôi nhà. Khoảng thông tầng xuyên suốt chiều cao nhà, kết nối thị giác theo trục đứng.

24.jpg

Không gian nội thất sinh hoạt chung và bếp hiện đại, mạch lạc. Không gian công cộng trong căn nhà được liên kết với các không gian lân cận dạng chuỗi, tạo sự kết nối cao.

Ánh sáng tự nhiên qua những ô sáng trên mái và ô cửa lớn trên mặt đứng, được lọc và điều chỉnh qua hệ mành chớp thông minh giúp không gian nội thất luôn có được điều kiện chiếu sáng tốt nhất. Vật liệu và màu sắc của nội thất cũng được chọn lọc để khai thác tối đa hiệu quả của ánh sáng tự nhiên và đáp ứng gu thẩm mỹ hiện đại và tinh tế của gia chủ. Không gian nội thất có tông màu trắng và ghi sáng là chủ đạo, kết hợp cùng sàn, thang và nội thất gỗ nhằm tạo không gian rộng và hỗ trợ tính phản chiếu đưa ánh sáng len lỏi tới mọi khu vực của nhà. Không đơn điệu, toàn bộ tường thuộc vế thang được nhấn mạnh bằng gạch gốm sơn trắng khiến việc di chuyển trên trục giao thông trở thành một trải nghiệm thú vị của không gian, ánh sáng và vật liệu. Những chi tiết liên kết kính – thép, sàn – tường – trần được chăm chút tỉ mỉ, chỉn chu đã tạo nên một tổng thể nội thất mạch lạc và gọn gàng. Anh Tùng, chủ nhân của căn nhà này đã thực sự hạnh phúc với sự "hy sinh những diện tích hiện hữu" để có được những khoảng trống bất ngờ và thú vị.

25.jpg

Cầu thang hở với kính - gỗ - thép với đường nét và tinh giản. Nó hiện hữu nhưng không hề chiếm hữu không gian.

26.jpg

Trong khi hệ thang hở giúp mở rộng không gian sinh hoạt chung theo trục ngang thì khoảng thông tầng này mở rộng không gian theo trục đứng. Khu phụ cũng được "hưởng" ánh sáng tự nhiên. Nội thất được thiết kế giản dị, gọn gàng ở mọi góc ngôi nhà.

27.jpg

Tầng trệt - Lầu 1 - Lầu 2 - Lầu 3

1. Garage - 2. Đường dốc - 3. Lối vào chính - 4. Lối phụ - 5. Kho đồ - 6. Thang bộ - 7. Phòng ăn - 8. Sân sau - 9. Vệ sinh - 10. Sinh hoạt chung - 11. Trống tầng - 12. Phòng ngủ - 13. Phòng ngủ trẻ con - 14. Phòng ngủ chính - 15. Phòng ngủ khách - 16. Phòng thờ - 17. Sân trời - Hiện trạng tường cũ

28.jpg

Bản vẽ mặt cắt.





1388558494-12.jpg
 
Kiến trúc sư tư vấn thiết kế nhà 2 tầng đẹp mê ly chỉ với 350 triệu đồng

Đề bài:
Khu đất rộng 70m2, nền đất cứng, mặt tiền 5m, cả 3 mặt đều tiếp giáp với nhà hàng xóm; nay muốn xây một ngôi nhà với chi phí khoảng 350 triệu (chưa bao gồm đồ đạc trong nhà) có đầy đủ các phòng chức năng và phòng ngủ cho vợ chồng cùng con nhỏ.

Kiến trúc sư tư vấn:
Theo các KTS, do nhà xây nhà trên nền đất cứng nên không tốn nhiều chi phí làm móng. Gia đình hiện có 3 người, con còn nhỏ nên để tiết kiệm chi phí, chỉ càn xây một tầng và 1 lửng. Trong đó, không gian sinh hoạt chủ yếu tập trung ở tầng 1 (bao gồm khu để xe, phòng khách, phòng ngủ, bếp kết hợp phòng ăn và nhà vệ sinh).

40baeda31de5f4bbadf4.jpg


Tầng 2 lợp mái tôn là không gian cho phòng thờ và 1 phòng ngủ dự phòng.

0637a92e5968b036e979.jpg


Mặt cắt đứng ngôi nhà:

8e212a38da7e33206a6f.jpg


Dưới đây là bảng chi phí dự kiến, bao gồm phần xây thô và hoàn thiện cơ bản, hết gần 350 triệu, chưa bao gồm chi phí sắm sửa các đồ dùng cần thiết khác như bếp, bàn ghế, giường tủ, tivi, tủ lạnh... Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính mà chủ nhà có thể lắp đặt thêm cho phù hợp.

81b52dacddea34b46dfb.jpg


Phối cảnh nội thất trong nhà như sau:

Phòng khách cao và thoáng đãng nhờ được đặt ở phần thông tầng. Mảng kính ốp lớn ở mặt tiền cho phép đón ánh sáng tự nhiên vào phòng. Theo các KTS, nên sử dụng tông màu trắng sáng với thiết kế trẻ trung, đơn giản cho phù hợp với độ tuổi của hai vợ chồng.

ef0f5e16ae50470e1e41.jpg


Do sở hữu mặt tiền 5m khá rộng nên các KTS gợi ý bố trí cầu thang sát một bên tường, nhờ vậy mà ngôi nhà sẽ gọn gàng và liền mạch hơn. Chủ nhà cũng nên mua hoặc đóng các loại tủ kệ vuông vắn, bàn ghế có thể xếp gọn lại.

eb4b4252b2145b4a0205.jpg


Phía sau phòng ngủ tầng 1 nên chừa lại một khoảng để làm giếng trời thông gió.

76e8d1f121b7c8e991a6.jpg


Sử dụng gam màu sáng và hiện đại nên khu vệ sinh trông rất rộng rãi và sạch sẽ.

aa57194ee90800565919.jpg


Phòng ngủ phụ đặt trên tầng 2 có diện tích không lớn, vì thế cũng nên chọn tông màu sáng, nhẹ nhàng.

e6315628a66e4f30167f.jpg


Khu vực phòng thờ nhỏ gọn và đơn giản.

bd181e01ee4707195e56.jpg
 
Thi Công Nhà Phố 3 Tầng 80m2 Đẹp Chỉ Với 1,2 Tỷ Tại Bình Tân

Ngôi nhà phố 3 tầng đẹp này ở quận Bình Tân Tp.HCM được hoàn thiện với diện tích 80m2 đầy đủ công năng sử dụng khiến bao nhiêu người mơ ước.

Khá nổi bật với gam màu sáng tinh tế nhẹ nhàng khiến mặt tiền ngôi nhà mang nét trẻ trung. Ngôi nhà được KTS sử dụng kính cường lực giúp lấy sáng và tăng thêm phần sang trọng. Giếng trời, khoảng thông tầng được bố trí khéo léo để không khí được đối lưu, thông thoáng hơn.

nha-ong-3-tang-80m2-12.jpg

Nhà phố 3 tầng đẹp với diện tích 80m2 đầy đủ công năng sử dụng.
Nhà phố 3 tầng 80m2 thiết kế đẹp

Kinh phí thi công và hoàn thiện nội thất cho ngôi nhà phố 3 tầng 80m2 này được dự tính vào khoảng 1,2 tỷ đồng.

Yêu cầu thực tế từ gia chủ khi xây dựng nhà phố 3 tầng 80m2 bao gồm các không gian:

  • Sân sau, sân trước, sân thượng, giếng trời, khoảng thông tầng
  • Phòng ăn, bếp
  • Phòng khách
  • Phòng ngủ bố mẹ
  • Phòng sinh hoạt chung
  • Hai phòng ngủ cho hai con
  • Phòng thờ
Bản vẽ thiết kế mặt bằng tầng 1 nhà phố 80m2

mb-tang-1-nha-ong-3-tang-80m2.jpg

Mặt bằng tầng 1 nhà phố 3 tầng 80m2.
Bản vẽ thiết kế mặt bằng tầng 2 nhà phố 80m2

mb-tang-2-nha-ong-3-tang-80m2.jpg

Mặt bằng tầng 2 nhà phố 80m2.
Bản vẽ thiết kế mặt bằng tầng 3 nhà phố 80m2

nha-ong-3-tang-80m2.jpg

Mặt bằng tầng 3 nhà phố 80m2.
mai-nha-ong-3-tang-80m2.jpg

Mặt bằng tầng mái nhà phố 3 tầng hiện đại.
Tầng 1 nhà phố 80m2 đẹp

Đây là mẫu nhà phố hiện đại được nhiều gia đình trẻ lựa chọn, vì thế KTS đã thiết kế tầng 1 với không gian khá ấm cúng và sang trọng. Nhằm mục đích mang đến không khí trang nhã cho ngôi nhà khi gia chủ có dịp đón tiếp khách khứa bạn bè đến thăm.

nha-ong-3-tang-80m2-1.jpg

Không gian phòng khách được bài trí tinh tế.
Bạn có thể thấy sự tinh tế của gia chủ qua cách bài trí nội thất phòng khách với bàn kính tròn, ghế sofa có cùng tông màu với màu sơn tường. Để căn phòng có thêm sinh khí, tránh sự nhàm chán, những chiếc gối tựa lưng nhiều màu sắc cùng tranh treo tường trở thành điểm nhấn giúp không gian thêm nổi bật.

Bếp ăn và phòng khách kết hợp với diện tích khá rộng rãi, cùng với đó là đồ nội thất được gia chủ lựa chọn kỹ càng, tiện dụng trong sinh hoạt.

nha-ong-3-tang-80m2-2.jpg

Bức vách ngăn với họa tiết đơn giản được thêm vào để phân chia không gian các khu vực.
Để hoàn thiện tính mỹ quan cho tầng một ngôi nhà phố, bức vách ngăn trắng với họa tiết đơn giản được thêm vào để phân chia không gian các khu vực, kết hợp cầu thang đúc cùng tay vịn bằng kính toát lên vẻ đẹp sang trọng.

Mảng tường màu xanh biển làm tăng thêm nét duyên dáng thêm cho không gian bếp. Cửa sổ được thiết kế để đảm bảo thông thoáng, thêm cửa ra vào lắp kính cho ánh sáng tự nhiên tràn ngập, và giúp không khí được lưu thống, tránh ám mùi thức ăn vào ngôi nhà.

nha-ong-3-tang-80m2-3.jpg

Mảng tường màu xanh biển làm duyên dáng thêm cho không gian nấu nướng.
Ngoài ra, sân trước và sân sau thông thoáng, chủ nhà có thể trồng hoa, chưng cây cảnh để tăng thêm thẩm mỹ cho toàn bộ không gian nhà phố.

Tầng 2 nhà phố 80m2 đẹp

Toàn bộ tầng hai của ngôi nhà phố 80m2 được dành để làm không gian nghỉ ngơi, riêng tư cho gia đình. KTS đã thiết kế phòng ngủ master của bố mẹ, phòng ngủ cho con trai cùng với phòng vệ sinh riêng để các thành viên gia đình được thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.

nha-ong-3-tang-80m2-4.jpg

Phòng ngủ của bố được cách điệu cùng mảng tường đầu giường sơn tím.
Phòng ngủ của bố mẹ được cách điệu cùng mảng tường đầu giường sơn tím, điều này giúp thổi bừng sức sống cho căn phòng, cũng như tạo sự lãng mạn cho không gian riêng của hai vợ chồng.

Phòng tắm được KTS lựa chọn gam màu kem chủ đạo, lắp thêm kính tạo nên sự thoáng đãng và sạch sẽ cho không gian.

nha-ong-3-tang-80m2-5.jpg

Phòng tắm được KTS lựa chọn gam màu kem chủ đạo.
Vì là phòng ngủ dành cho con trai, nên gia chủ đã thể hiện sự tinh nghịch thông qua màu sắc, cách bài trí các bức tranh trên tường đầu giường đủ để biến không gian riêng tư của bé trở nên năng động.

nha-ong-3-tang-80m2-7.jpg

Sắc xanh của không gian phù hợp với bé trai.
Bên cạnh đó, phòng sinh hoạt chung của gia đình được bố trí ở giữa, kết hợp với giếng trời, giúp gia đình có những giây phút sum họp cùng nhau. Màu trắng chủ đạo giúp không gian phòng sinh hoạt chung thêm sáng hơn.

nha-ong-3-tang-80m2-6.jpg

Phòng sinh hoạt chung được xem như phòng khách thứ 2 của gia đình.
Tầng 3 nhà phố 3 tầng 80m2

Riêng tầng 3, gia chủ đã cho bố trí phòng ngủ dành cho con gái, cùng phòng thờ và khoảng sân thượng rộng thoáng để trồng cây, làm nơi thư giãn thoải mái.

Cũng giống như hai phòng ngủ còn lại, phòng ngủ của con gái cũng được KTS thiết kế phòng vệ sinh riêng để chủ nhân căn phòng có thể sự riêng tư, thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

nha-ong-3-tang-80m2-8.jpg

Phòng ngủ của bé gái với màu xanh lá cây và họa tiết hoạt hình ngộ nghĩnh.
Phòng ngủ của bé gái với màu xanh lá cây và họa tiết hoạt hình ngộ nghĩnh trên chăn, ga, gối. Hệ tủ lưu trữ được bố trí cùng góc học tập ngay đầu giường đầy tiện lợi cho bé.

nha-ong-3-tang-80m2-9.jpg

Phòng tắm đầy đủ tiện nghi.

Phòng thờ với nội thất gỗ đơn giản mà sang trọng, để tăng thêm sự trang trọng và phù hợp với phong thủy, gia chủ đã bố trí thêm tranh tứ quý đào cúc trúc mai.

nha-ong-3-tang-80m2-10.jpg

Phòng thờ với nội nội thất bằng gỗ sang trọng.
Sân thượng được thiết kế như một công viên thu nhỏ với nhiều loại cây trồng được chủ nhà chăm chút từng tí một.

nha-ong-3-tang-80m2-11.jpg

Sân thượng được thiết kế như một công viên thu nhỏ với nhiều loại cây.
Thực tế thi công nhà phố 3 tầng 80m2

nha-pho-3-tang-80m2-dep-13.png

Thi công xây dựng nhà phố 3 tầng đẹp.

nha-pho-3-tang-80m2-dep-14.png

Thi công xây dựng nhà phố 3 tầng 80m2.
Mỗi một mẫu nhà phố lại có những thiết kế và vẻ đẹp khác nhau tùy theo nhu cầu của từng gia chủ. Nếu bạn vẫn chưa biết chọn thiết kế nào phù hợp để thi công hoặc chi tiết hơn về các mẫu nhà phố 3 tầng với diện tích 80m2 có không gian đẹp, đầy tiện nghi cho gia đình.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chính xác nhất.

Hotline: 0901.85.98.98 hoặc 0901.83.98.98

Email: songphat@xaynhasaigon.vn

Website: https://www.xaynhasaigon.vn/

Địa chỉ: 42 Bình Giã, phường 13, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh


1393174_10151927315103654_663739860_n.jpg
 
Xây nhà ống 3 tầng 47m2

Với mảnh đất diện tích 4,3m x 11m. Gia đình tôi muốn xây nhà ống 3 tầng. Công năng các tầng như sau. Tầng 1 gồm: Chỗ để xe, phòng khách, khu vực bếp và bàn ăn, 1WC. Tầng 2 gồm 2 phòng ngủ, 1WC. Tầng 3 gồm phòng thờ, sân phơi.

* Về phương án mặt bằng

- Mặt bằng tầng 1:

Tầng 1 gồm khu vực để xe, phòng khách, nhà bếp và khu vực bàn ăn. Do diện tích đất nhỏ nên chỉ trừ một khoảng bé phía trước làm nơi để xe. Bước vào bên trong nhà không gian đầu tiên là phòng khách. Nửa sau nhà là không gian bếp và bàn ăn. Nhà vệ sinh được bố trí gần bếp, tận dụng diện tích phía dưới gầm cầu thang.

1392054125-5.jpg


- Mặt bằng tầng 2:

Tầng 2 gồm 2 phòng ngủ. Phòng vệ sinh được bố trí giữa 2 phòng ngủ giúp tiện lợi khi sử dụng. Các phòng ngủ đều tận dụng được ánh sáng và gió tự nhiên một cách tối đa nhờ hệ thống cửa sổ và cửa mở ra ban công giúp không gian nghỉ ngơi vừa yên tĩnh, vừa thoáng mát.

1392054125-6.jpg


- Mặt bằng tầng 3:

Tầng 3 gồm phòng thờ và sân phơi. Phòng thờ được bố trí phía trước tạo không gian thờ cúng sáng sủa. Phía sau là sân phơi. Gia chủ có thể tận dụng khoảng không gian sân phơi để trồng thêm cây xanh.

1392054125-7.jpg


- Mặt bằng 4:

1392054125-8.jpg


* Về phương án kiến trúc mặt tiền

Kiến trúc mặt tiền đơn giản trang nhã, sử dụng cửa sổ kính tạo cho ngôi nhà trở nên hiện đại phù hợp với xu thế xây dựng trong thời điểm hiện nay. Ban công nhỏ vừa phải giúp người trong nhà có thể ra vào thuận tiện trong quá trình sử dụng, có thể để một chậu cây cảnh tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ cho mặt tiền ngôi nhà.

1392054125-9.jpg


Một số gợi ý về cách bài trí các phòng:

1392045223-tu-van-xay-nha-tang-8.jpg


Phòng khách hiện đại, xinh xắn

1392045223-tu-van-xay-nha-tang-7.jpg


Phòng ăn nhỏ xinh, ấm cúng

1392045223-tu-van-xay-nha-tang-9.jpg


Phòng ngủ của bố mẹ dịu mắt với gam màu xanh

1392045223-tu-van-xay-nha-tang-10.jpg


Phòng ngủ cho con đáng yêu

1392045223-tu-van-xay-nha-tang-11.jpg



 
Các bác vào maunha.vn , mua hình tham khảo 15k/1 sms sẽ có hình đầy đủ ( ảnh chụp từ file CAD ) . Bác ngồi tự vẽ lại cũng được , hoặc liên hệ trang đó để mua luôn file gốc cho gọn. Em đã dùng thử , có được hơn mười mẫu nhà rồi mà vẫn chưa mua được đất để xây
 
Tôi cần tìm anh kỹ sư kết cấu tư vấn xây nhà. Nhà 1 hầm, trệt, 2 lầu, 1 thượng, 1 tum. Mặt bằng khu dân cư quy hoạch thiết kế sẵn.

Giờ gia chủ muốn xây bỏ cột giữa nhà thì kết cấu vượt nhịp có phức tạp ko các anh. Ngang 7m 85.

Có người đang tư vấn : 400 x 600, dầm 400x600 thì có vẻ to choáng nhà quá. Hóng ý kiến các anh
clear.png
.

Nguyên nhân bỏ cột để hầm nó rộng và thoáng. Dễ bố trí công năng các tầng.

Tôi cần tìm anh kỹ sư để hoàn thiện lại hồ sơ luôn.

Bộ dầm - móng - cột cad :
http://www.mediafire.com/file/dutb1dmbex3domx/Mong_cot_dam.zip/file
44281338050_4f91566029_o.jpg

44281340240_41749a8217_o.jpg

45373444294_e4480cc86b_o.jpg


Trước khi nhờ tư vấn tôi cũng google phần đà dầm. Tôi không phải dân xây dựng như tự hỏi :
Không lẽ bao năm nay , công nghệ thép tốt hơn, xi măng tốt hơn vẫn theo công thức này.
- khẩu độ 4m trở xuống => kích thước dầm 200 x 300.
- khẩu độ 4,5m - 5,5m => kích thước dầm 200 x 350.
- khẩu độ 5,5m - 6m => kích thước dầm 250 x 400.
- khẩu độ 6,5m - 7m => kích thước dầm 300 x 450.
- khẩu độ 7,5m - 8m => kích thước dầm 300 x 600.
- khẩu độ 8,5m - 10m => kích thước dầm 400 x 800

Link nguồn : http://www.kichthuoc.xyz/2017/12/kich-thuoc-barem-trong-xay-dung.html
 
Trước khi nhờ tư vấn tôi cũng google phần đà dầm. Tôi không phải dân xây dựng như tự hỏi :
Không lẽ bao năm nay , công nghệ thép tốt hơn, xi măng tốt hơn vẫn theo công thức này.
- khẩu độ 4m trở xuống => kích thước dầm 200 x 300.
- khẩu độ 4,5m - 5,5m => kích thước dầm 200 x 350.
- khẩu độ 5,5m - 6m => kích thước dầm 250 x 400.
- khẩu độ 6,5m - 7m => kích thước dầm 300 x 450.
- khẩu độ 7,5m - 8m => kích thước dầm 300 x 600.
- khẩu độ 8,5m - 10m => kích thước dầm 400 x 800

Link nguồn : http://www.kichthuoc.xyz/2017/12/kich-thuoc-barem-trong-xay-dung.html
Bây giờ ít dùng quy cách này rồi. Nếu thuê KTS binh nhịp, nếu nhịp 7m, dầm 350x250, nhịp 8m dùng dầm 450x300 là được rồi - nếu thuê KS kết cấu thì giám sát tốt thì dầm 300x350 (h x w) - dầm bẹp yêu cầu khi thi công lắp đặt cấu tạo nút phải đúng kỹ thuật.
À quên, mình không nhận làm cho anh nhé.
 
Bây giờ ít dùng quy cách này rồi. Nếu thuê KTS binh nhịp, nếu nhịp 7m, dầm 350x250, nhịp 8m dùng dầm 450x300 là được rồi - nếu thuê KS kết cấu thì giám sát tốt thì dầm 300x350 (h x w) - dầm bẹp yêu cầu khi thi công lắp đặt cấu tạo nút phải đúng kỹ thuật.
À quên, mình không nhận làm cho anh nhé.
Kỹ thuật qui định khi ký hiệu dầm là WxH chứ ko ai để H ra phía trước ?

Mình không rảnh để tham gia ba trò này, nhưng anh @giayinmavach tốt nhất là nhờ 1 kỹ sư kết cấu chạy lại khung cho anh với tiết diện lớn nhất mà anh có thể chấp nhận được. Sau đó lấy nội lực tính toán nếu thỏa mãn cả hai trạng thái giới hạn là OK. Còn không thì phải chịu tăng lên chút xíu rồi tính toán lại. Theo mình nghĩ khoảng 300x450 là có thể được.

Cũng lưu ý là nhà phố dùng mác thép và bê tông thấp nên tiết diện kết cấu lớn, dùng thép CB400 và bê tông mác 300 sẽ giảm kết cấu nhiều.

Mình có làm vài cái chung cư nhịp cột 9m, dầm 300x400 (cao x rộng), sàn dày 250 và thêm cáp dự ứng lực. Có điều chung cư sàn nhiều nhịp nên độ võng chắc chắn nhỏ hơn nhà 1 nhịp.
 
Kỹ thuật qui định khi ký hiệu dầm là WxH chứ ko ai để H ra phía trước ?

Mình không rảnh để tham gia ba trò này, nhưng anh @giayinmavach tốt nhất là nhờ 1 kỹ sư kết cấu chạy lại khung cho anh với tiết diện lớn nhất mà anh có thể chấp nhận được. Sau đó lấy nội lực tính toán nếu thỏa mãn cả hai trạng thái giới hạn là OK. Còn không thì phải chịu tăng lên chút xíu rồi tính toán lại. Theo mình nghĩ khoảng 300x450 là có thể được.

Cũng lưu ý là nhà phố dùng mác thép và bê tông thấp nên tiết diện kết cấu lớn, dùng thép CB400 và bê tông mác 300 sẽ giảm kết cấu nhiều.

Mình có làm vài cái chung cư nhịp cột 9m, dầm 300x400 (cao x rộng), sàn dày 250 và thêm cáp dự ứng lực. Có điều chung cư sàn nhiều nhịp nên độ võng chắc chắn nhỏ hơn nhà 1 nhịp.
Mình thích mình viết mình viết là h x w đó, đang hỏi cái nào thì ưu tiên cái đó.
1 nhịp đơn, cấu tạo nút không đủ cứng thì dầm dễ võng khi chiều cao tiết diện nhỏ hơn quy cách thông thường, do nút bị xoay.
 
Không ai nhận mối này à? Chắc ít tiền quá.
Năm 1995 mình làm 1 cái KS ngang 9.5mx25m, dầm 400x600. Vấn đề bỏ cột không phải chỉ là dầm mà còn ảnh hưởng đến móng và cột các trục 2345. Trong hình nếu giữ lại cột trục 3 thì kết cấu sẽ hài hòa hơn, @kiemdinhxaydung giúp đi , mình thi công chứ không phải thiết kế.
 
Nhịp này bỏ cột thì @giayinmavach có thể yêu cầu kỹ sư thiết kế tiêt diện 600x350(dầm bẹt). Bê tông mác 300, thép Ra=2700 kg/cm2 là được. Bê tông giờ rất rẻ, không cần thiết kế tối ưu kết cấu làm gì, sao cho sử dụng tốt là OK. Ông nào tư vấn dầm 400x600 kinh khủng khiếp vậy.
@THTCons , mình không rảnh thực sự mà, ngang qua diễn đàn thấy vậy logon nói khơi khơi vậy thôi.
 
@THTCons về lý thuyết, muốn bỏ cột:
- Thì dầm phải lớn hơn, nếu muốn giảm dầm nữa thì sàn phải dày lên...
- Các cột xung quanh phải to hơn.
Tất cả đều đi vào đó hết,...
Trường hợp @giayinmavach hoàn toàn làm được, tính đúng tính đủ; nhịp dưới 8m, tiết diện dầm có thể cao 450 ... không vấn đề gì đâu với vật liệu tốt như hiện nay; tuy nhiên, cột xung quanh nó phải to lên thôi.

OK phương án của @kiemdinhxaydung , bê tông B22.5, chiều dày sàn 15cm, thì dầm bẹt có thể tính toán đến size 500x300, các cột trục A-C/3-4 (200x500) xoay dọc để đỡ hết dầm...
 
Các loại nhà dân dụng ntn có nhịp 8m;10m hay console 2,5m; 3m.... là bình thường.
Mọi kỹ sư ra trường kinh nghiệm 3 hay 5 năm là có thể giải quyết tốt các vấn đề này.
Vấn đề là ở chổ các CĐT không đánh giá đươc giá trị của người thiết kế.
Thuê 1 kỹ sư thiết kế, giám sát tác giả, giám sát thi công, trả chi phí hợp lý.
Thuê nhà thầu có trình độ.
Thiết kế đúng, thi công đúng thì thử hỏi làm sao công trình có sự cố được?

Nhưng éo le, lãng phí tiền xây nhà không tiếc, tiếc khoảng 50000~70000 VNĐ/ m2 chi phí thiết kế - bao gồm giám sát tác giả.
 
@ngocxuyen296151 về lý thuyết, muốn bỏ cột:
- Thì dầm phải lớn hơn, nếu muốn giảm dầm nữa thì sàn phải dày lên...
- Các cột xung quanh phải to hơn.
Tất cả đều đi vào đó hết,...
Trường hợp @giayinmavach hoàn toàn làm được, tính đúng tính đủ; nhịp dưới 8m, tiết diện dầm có thể cao 450 ... không vấn đề gì đâu với vật liệu tốt như hiện nay; tuy nhiên, cột xung quanh nó phải to lên thôi.

OK phương án của @kiemdinhxaydung , bê tông B22.5, chiều dày sàn 15cm, thì dầm bẹt có thể tính toán đến size 500x300, các cột trục A-C/3-4 (200x500) xoay dọc để đỡ hết dầm...
Mình dự định xây nhà mới
Bên thiết kế cãi là không cần tăng chiều dày sàn là sao bạn nhỉ ? nói chỉ cần tăng dầm bẹt, mà dầm bẹt là gì nhỉ ?
 
Đối với nhà nhiều tầng, nếu chọn tiết diện dầm theo các phương pháp truyền thống, để đảm bảo các điều kiện về độ bền và độ võng chúng ta sẽ có các dầm có chiều cao rất lớn để vượt các khẩu độ lớn, dẫn đến chiều cao nhà sẽ cao theo, và một số điều kiện về kinh tế, nhất là thẩm mỹ công trình sẽ không đạt yêu cầu. Do vậy, người ta cần nghiên cứu các phương pháp tính toán để đi đến lựa chọn một cách hợp lý kích thước dầm sao cho chiều cao dầm giảm được đến mức tối thiểu, mà vẫn thỏa mãn được tất cả các yêu cầu về độ võng và khả năng chịu lực.

Từ đó khái niệm dầm bẹt ra đời ... dầm bẹt là dầm có chiều cao bé hơn nhiều so với bề rộng. Dầm được bố trí một phương hay hai phương tùy thuộc vào hệ lưới cột đỡ bản.

Tuy nhiên khi dùng hệ kết cấu này, điều quan trọng là tìm bề rộng phù hợp của dầm bẹt nhằm thỏa mãn sự làm việc đồng thời của dầm và sàn, và hạn chế độ võng. Cần xét ảnh hưởng của hệ sàn có dầm bẹt đến độ cứng ngang của công trình, đặc biệt là trong kết cấu nhà nhiều tầng. Thông thường loại dầm này thích hợp với nhịp sàn ≤ 9m, nhịp dầm ≤ 15m.

Khi dầm bẹt được bố trí theo 2 phương, với chiều cao dầm bẹt là 40cm, chỉ nên áp dụng cho nhịp dầm đến 10,5m, dầm cao 45cm cho nhịp đến 11,5m và dầm cao 50cm cho nhịp 12m với các trường hợp hoạt tải thông dụng trong nhà dân dụng là 2-3kN/m2. Với các nhịp lớn hơn nên áp dụng hệ dầm bẹt bê tông ứng lực trước.

Nghĩa là sử dụng dầm bẹt xuất phát từ yêu cầu công năng của kiến trúc (phải đảm bảo chiều cao thông thủy tầng từ 2.6 - 2.7m). Khi dầm chính vượt khẩu độ lớn từ 6m trở lên, chiều cao dầm chính phải thoả mãn yêu cầu của kiến trúc tức là không thể đáp ứng chiều cao hdầm= (1/8 -1/12) Lnhịp mà từ (1/15 - 1/20) Lnhịp, thậm chí trong nhiều trường hợp các kỹ sư kết cấu phải sử dụng phương án dầm bẹt hdầm= (1/18 -1/25)Lnhịp.

Nhưng việc chọn người tính kết cấu và người thi công rất quan trọng, nhiều công trình thi công dầm bẹt để tăng chiều cao thông thủy tầng đã bị nứt, vì các dầm có khẩu độ vượt nhịp lớn như vậy, độ võng dầm thường sẽ lớn, gây nên tình trạng nứt .

Với các kỹ sư thiết kế kết cấu có kinh nghiệm, dầm bẹt dù vượt nhịp lớn cũng không bị nứt. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có nhiều công trình vì nguyên nhân nào đó dầm vượt nhịp lớn vẫn bị nứt.
 
  • Like
Reactions: hongdung
Nhà dân mình thấy cái tào lao nhất là cái mái nghiêng không có máng xối

7yiFl6B.jpg


chỉ thấy đẹp trên bản vẽ và khi đứng ở lầu cao nhà gần đó nhìn qua. Còn mình ở trong nhà thì méo thấy hay ho gì, sau ít năm thấy nhiều sự cố bực mình thấm dột vênh nứt kẹt máng xối... hơn nhà mái bằng.
 
  • Like
Reactions: MyAnhArch
Một bộ hồ sơ thiết kế công trình nhà ở đầy đủ bao gồm:

1) BV kiến trúc ( kiến trúc sư thiết kế)

2) BV kết cấu ( kỹ sư xd thiết kế)

3) BV ME - bv điện nước ( kỹ sư điện nước thiết kế)
...
Đa số mọi người không phân biệt và thường nhầm lẫn vai trò của kiến trúc sưkỹ sư trong thiết kế một công trình:

1) Kiến trúc sư thiết kế về công năng, bố cục và kiến trúc của công trình

Chưa đủ kiến thức để tư vấn về kết cấu móng , cấu tạo dầm cột...( kỹ sư học 5 năm mới tốt nghiệp để có bằng)

2) Kỹ sư xây dựng chuyên về tính toán , thiết kế kết cấu chịu lực của công trình ( kết cấu móng, dầm , cột , sàn : kích thước, cấu tạo cấu kiện..)

Đa số khi nhắc đến thiết kế công trình đều đề cập đến kiến trúc sư , điều này thì thật là điều buồn cho mấy ae kỹ sư quá!
 
@SiArch , nhưng chủ nhà thích thế thì sao ? Ba cái trò mái nghiêng này mình cản trở bao nhiêu chủ nhà rồi, nhưng họ quyết thì phải vẽ cho họ, kể cả công trình cộng cộng.
 
Mình đang tự xây nhà, chẳng có bản vẽ gì cả, nói chung là nhà 4x10, trệt + 1 lầu, mái tôn, đặt cái cầu thang ở giữa nhà thôi. Khu nhà mình nghe nói không cho đua ban công nhưng mình nghe nói lầu 1 có thể thòi ra được 20cm phải ko? nhà hướng tây bắc thì nên chống nóng cho mặt trước và tường bên hông thế nào?
 
@NgocLanCo , không nêu vị trí nhà định xây, vùng nông thôn hay đô thị, xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nào thì khác gì NgocLanCo đánh đố mọi người. Tuy nhiên theo điều 2.8.10 trong Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BXD)

2.8.10. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ
Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:
1) Các bộ phận cố định của nhà:
- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua..., nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:
+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng
Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa Amax (m)
Dưới 7m 0
7÷12 0,9
>12÷15 1,2
>15 1,4


không có quy định nào cho phép ban công nhô ra 0,2m, nhưng có thể gắn lam chống nắng nhô ra 0,2m.

Không rõ vị trí miếng đất 4x10 như thế nào, hai bên nhà, mặt tiền, mặt sau ... thì khác gì đánh đố nhau về giải pháp chống nóng.
 
Nhà mình xây ở Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp.HCM. Đất 3 mặt đều có nhà cấp 4 hiện hữu, hẻm hiện hữu 3m, quy hoạch 4m nên mỗi bên lùi vào 0,5m, đất của mình dài 10,5 nên còn lại 10m. Đất hướng tây bắc nhe bạn. Nếu mình đúc ban công ra 0,2m thì có được tính là trang trí ko?
 
Nhà mình xây ở Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp.HCM. Đất 3 mặt đều có nhà cấp 4 hiện hữu, hẻm hiện hữu 3m, quy hoạch 4m nên mỗi bên lùi vào 0,5m, đất của mình dài 10,5 nên còn lại 10m. Đất hướng tây bắc nhe bạn. Nếu mình đúc ban công ra 0,2m thì có được tính là trang trí ko?
Trường hợp nhà của NgocLanCo, thì hơi bó tay thật, vì hiện tại không có một văn bản pháp lý rõ ràng, cho mình dài dòng tí

1. VỀ VẤN ĐỀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG


Lý do là UBND TP.HCM ban hành Quyết định 26/2017/QĐ-UBND Quy định một số nội dung về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Điều 7. Hiệu lực thi hành
Quyết định này (kèm Phụ lục danh mục các tuyến đường phố chính trên địa bàn Thành phố) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2017 và thay thế Quyết định số 27/2014/QĐ-UBNDngày 04 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định chi tiết một số nội dung về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./
Nhưng điều 1 thì chung chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định về quy mô công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn; việc tổ chức thực hiện và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Việc cấp Giấy phép xây dựng được tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng; Quyết định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tuy nhiên để để theo quy định hiện nay, để cấp phép xây dựng thì cần phải có 1 trong 3 yếu tố: quy hoạch chi tiết 1/500, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị, nhưng cả 3 yếu tố này hiện thành phố chưa có đầy đủ ... vì theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 thì vãi đạn luôn

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này.

2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
b) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
c) Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

4. Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

5. Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.


Bản thân quận Thủ Đức cũng né Quyết định 26/2017/QĐ-UBND và Quyết định 27/2014/QĐ-UBND Quy định chi tiết một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh


Cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015).
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng (có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2016).
- Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ còn bám víu vào
Yêu cầu và điều kiện:
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Mình không ở TP.HCM, nhưng qua Google , đến nay chỉ có cái nội dung chung chung
Chiều 8-11, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, liên quan giải quyết các vướng mắc trong thủ tục xây dựng và đất đai đối với khu vực quy hoạch chức năng sử dụng đất hỗn hợp và dân cư xây dựng mới, UBND TPHCM giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở QH-KT, Sở Tư pháp hướng dẫn UBND các quận - huyện căn cứ chức năng quy hoạch trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dụng tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) được phê duyệt và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc xây dựng nhà ở theo quy định tầng cao cơ bản về xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu đô thị hiện hữu theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND năm 2014 của UBND TPHCM để giải quyết cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thống nhất trên địa bàn thành phố.

Như vậy tạm làm thầy bói mù sờ voi - việc cấp phép xây dựng nhà của NgocLanCo phải tuân theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND năm 2014


Như vậy tại
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
15. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất (theo QCXDVN 01:2008/BXD).
23. Mái đua là mái che vươn ra từ công trình, phần mái vươn ra có thể nằm trên phần không gian vỉa hè và ngoài chỉ giới xây dựng công trình.

thì mình đã cung cấp ở nội dung trước
Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng
thì nhà của NgocLanCo không được đua ra rồi


Mình kẹt đi công việc tí, trả lời chi tiết sau
 
Tiếp tục , với câu hỏi của @NgocLanCo , có thể xem qua nhà NgocLanCo nằm ở đâu trong này nhé

Nếu nằm trong Đất Ở Đô Thị thì OK, nếu nằm trong khu vực quy hoạch bị giải tỏa thì chỉ được cấp phép xây dựng tạm như đã trích ở trên

Như đã trả lời ở trên phần 0,2m thì "độ rộng lộ giới dưới 7m, thì không được phép làm ban công, mái đua hay các bộ phận thò ra khỏi chỉ giới đường đỏ để đảm bảo an toàn" -tuy nhiên sau khi xây xong có thể làm luật với thanh tra hay không để vi phạm thì ngoài phạm vi trả lời của mình.

Với nhà 3 mặt giáp nhà hiện hữu thì chỉ cần chống nóng mặt tiền, mặt tiền Tây Bắc thì có thể dùng hệ lam
lam ngang
20180807085436223524-1028.jpg


Lam dọc

nha-pho-dep-32m2-8.jpg


Tuy nhiên có nhược điểm rất lớn với phòng cháy chữa cháy
 
Bạn @MaiVanThangArch trả lời hơi dài dòng
Bạn @NgoLanCo có thể liên hệ với chúng tôi sau khi đọc xong bài viết này

Trên website chúng tôi cũng cung cấp khá nhiều thông liên quan cho việc chuẩn bị xây dựng nhà của @NgocLanCo


 
Nhân tiện 2 KTS @MaiVanThangArch@KienTrucNhatLam và các KTS khác nếu có đọc thớt này :D cho mình hỏi, giấy phép xây dựng được quận Tân Bình, Hồ Chí Minh cấp với nội dung cao độ ±0.000 như sau:
- Cốt nền xây dựng công trình: Cốt ±0.00 ≥ 2,10 m
- Cốt cao độ tại tầng 1 (trệt): + 1,2m so với cốt nền xây dựng công trình (nhà có xây hầm)
- Chiều sâu công trình: - 1,7m (tính từ cốt Cốt ±0.00)

Xưa nay thì mình hiểu là Cốt ±0.000 xác định theo mép vỉa hè hiện hữu (sát chỉ giới xây dựng), thanh tra xây dựng thì nhất quyết lấy theo mép nhựa ngoài cùng của vỉa hè (triền lề bó vỉa). Thanh tra xây dựng nói vậy có đúng không ? Nếu hiểu theo thanh tra, thì lối vào hầm (tiếp giáp với vỉa hè ) làm như thế nào ?
 
Nhân tiện 2 KTS @MaiVanThangArch@KienTrucNhatLam và các KTS khác nếu có đọc thớt này :D cho mình hỏi, giấy phép xây dựng được quận Tân Bình, Hồ Chí Minh cấp với nội dung cao độ ±0.000 như sau:
- Cốt nền xây dựng công trình: Cốt ±0.00 ≥ 2,10 m
- Cốt cao độ tại tầng 1 (trệt): + 1,2m so với cốt nền xây dựng công trình (nhà có xây hầm)
- Chiều sâu công trình: - 1,7m (tính từ cốt Cốt ±0.00)

Xưa nay thì mình hiểu là Cốt ±0.000 xác định theo mép vỉa hè hiện hữu (sát chỉ giới xây dựng), thanh tra xây dựng thì nhất quyết lấy theo mép nhựa ngoài cùng của vỉa hè (triền lề bó vỉa). Thanh tra xây dựng nói vậy có đúng không ? Nếu hiểu theo thanh tra, thì lối vào hầm (tiếp giáp với vỉa hè ) làm như thế nào ?

Có thể liên hệ mình
Số điện thoại di động: 0983296794
Email: tranthoi1978@gmail.com
Hãy yêu cầu thanh tra cung cấp căn cứ pháp lý nào để quy định như vậy ?
Theo thời điểm hiện tại, theo
Quyết định 29/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị chung Hồ Chí Minh
 
Hãy yêu cầu thanh tra cung cấp căn cứ pháp lý nào để quy định như vậy ?
Theo thời điểm hiện tại, theo
Quyết định 29/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị chung Hồ Chí Minh
Hỏi một đằng trả lời một nẻo
Tập trung vào bản chất vấn đề đi, Cốt nền xây dựng công trình: Cốt ±0.00 xác định như thế nào - theo quy định hiện hành tại TP.HCM

Bản thân QĐ 29/2014/QĐ-UBND cũng nói chung chung

17. Chiều cao nhà là chiều cao tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của tòa nhà, kể cả mái tum hoặc mái dốc. Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt. (Các thiết bị kỹ thuật trên mái: cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại, không tính vào chiều cao nhà) (theo QCVN 03:2012/BXD).

Theo quy định tại Điều 1.5.10 QCVN 03 : 2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị thì chiều cao nhà được tính như sau:
“ 1.5.10 Chiều cao nhà
Chiều cao tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của tòa nhà, kể cả mái tum hoặc mái dốc. Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.

CHÚ THÍCH : Các thiết bị kỹ thuật trên mái: cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại … không tính vào chiều cao nhà.”

Như vậy Chiều cao nhà ở được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của tòa nhà. Tuy nhiên hiện nay có nhiều tranh cãi trong việc tính chiều cao nhà ở giữa người dân và cơ quan quản lý xây dựng ở chỗ này
 
  • Like
Reactions: TranVanThoi
@xinphepxaydung@tracdiamiennam

Cái mà đang quan ngại rất rõ ràng và là ở điểm c khoản 7 điều 15 nghị định 139/2017/NĐ-CP là "phạt 50-60 triệu đồng" khi xây dựng sai cốt xây dựng.
Vấn đề là cốt xây dựng trong giấy phép xây dựng chỉ nêu chung chung, bản vẽ cấp phép thì có đường dóng từ vỉa hè lên.
Cái quan trọng là có văn bản nào quy định (liên quan đến nhà ở riêng lẻ) là cốt ±0.000 xác định theo mép vỉa hè hiện hữu
chứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4451:2012 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 về Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

4. Quy định chung
4.4. Khi chiều cao tầng nửa hầm, tầng áp mái kể cả tầng trên mặt đất tính từ cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt đến mặt trần hoàn thiện không nhỏ hơn 2 m thì được xác định là tầng của ngôi nhà.
CHÚ THÍCH: Cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt là cao độ vỉa hè được quy định là cao độ ± 0,000 tại vị trí có công trình để tính toán chiều cao cho phép của ngôi nhà.

Cũng xin đính chính lại là nghe từ mồm tay thầu, chứ chưa nghe trực tiếp từ thanh tra xây dựng, thầu nói thanh tra xây dựng như vậy. Nhưng dù sao cũng phải thủ pháp lý, chứ không thể tin nổi miệng lưỡi mấy ông thầu nhà phố.
 
  • Like
Reactions: hoavt
Kể ra cũng đau đầu cái món cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt (theo QCVN 03:2012/BXD), vì mình xem các dự thảo về quy hoạch tiếp theo dự kiến thay thế QCXDVN 01:2008/BXD, cái món cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt này vẫn tiếp tục được xào lại.

Giờ nếu bị thanh tra vịn (nếu có) thì giấy phép xây dựng ghi là "Cốt nền xây dựng công trình: Cốt ±0.00 ≥ 2,10 m", chắc chắn trên bản vẽ cấp phép sẽ gióng độ cao từ vỉa hè, nếu thanh tra (nếu có) không đồng ý thì:
- Văn bản pháp lý nào quy định Cốt ±0.00 là lề đường ??? Nếu thanh tra vin vào "Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt ". Nếu Thanh tra vặn vẹo thì nói với thanh tra là " lề đường không phải là cao độ mặt đất đặt công trình"
- Nếu thanh tra căng nữa thì yêu cầu phòng Quản Lý Đô Thị cung cốt mặt đất theo quy hoạch được duyệt
 
Cảm ơn mọi người quan tâm, hiện tại thì đang ở công trình, vì thầu nói sẽ mời thanh tra xuống , trong lúc chờ thanh tra mình có gọi bên công ty thiết kế đã làm giấy phép xây dựng, họ nói Cốt ±0.00 là cao độ vỉa hè tiếp giáp lô đất đang xây - họ đang tìm văn bản pháp lý sẽ cấp sau, họ nói có thể nhà thầu bịp chủ nhà để giảm khối lượng thi công, chứ "lề đường" theo liên quan đến chứng chỉ quy hoạch "tính từ cốt lề đường ổn định tiếp giáp khu đất" là cho các công trình lớn theo mẫu văn bản ban hành kèm theo Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 12/07/2011 của UBNDTP, và "lề đường" là "vỉa hè" định nghĩa rất rõ tại văn bản số 1818/QĐ-UB-QLĐT ngày 13/06/1994 (đã hết hiệu lực) tại điều 1, mình đã đọc đúng như vậy.
Điều 1.
- Lề đường (vỉa hè) là không gian được giới hạn bởi lòng đường và các công trình xây dựng hợp pháp, dùng cho sự đi lại của người đi bộ và bố trí một số công trình đô thị (hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, điện thoại, biển hiệu giao thông, thảm cỏ cây xanh phục vụ công đồng đô thị…). Bề rộng lề đường tính từ đường biên bộ vỉa hè đến đường biên các công trình xây dựng hợp pháp (gọi tắt là lộ giới).
- Lòng đường (gồm mặt cầu, mặt đường) là phần đất và không gian nằm giữa 2 lề đường giành cho các phương tiện giao thông đi lại và bố trí một số công trình đô thị.

Nhưng mình thắc mắc là lề đường chỉ có ở đường ngoài đô thị, chứ đường phố làm gì có lề đường.

Thôi chờ hóng thanh tra xuống
 
  • Like
Reactions: hoavt
Cũng không ngờ cái món Cốt ±0.00 này rắc rối thế, cốt nền quy hoạch thì chủ yếu là cốt san nền. Theo lý thuyết, nếu Nhà nước cấp cho người dân cốt xây dựng (trong giấy phép xây dựng) chiếu theo cao độ chuẩn quốc gia, người dân làm đúng giấy phép thì nhà sẽ không bao giờ bị ngập, sau này đường có được nâng cao mấy cũng không lo nền nhà thấp hơn mặt đường, thành chỗ chứa nước. Nhưng thực tế cái cốt tối thiểu trong giấy phép xây dựng không ăn nhập vì với hiện trạng vỉa hè. Chưa nói mỗi lần sửa đường, ông thiết kế lại nâng lên một khúc nữa, nên làm theo hiện trạng vỉa hè cũng đã ca mơ run rồi. Đúng là một vòng luẩn quẩn.

Hơi tế nhị tí, có thể thầu của @TranVanThoi có vấn đề rồi, chứ xưa nay mình chưa thấy ai bị vặn vẹo chuyện này, chứ tai Quyết định 29/2014/QĐ-UBND cũng nêu rõ rồi
Điều 25. Công trình nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu
Nhà ở liên kế trong khu đô thị hiện hữu được áp dụng theo bản “Quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (được ban hành tại Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 và Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND); các quy định pháp luật khác có liên quan và theo các quy định về quy hoạch, kiến trúc dưới đây:

Với Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND thì tại Điều 8. Số tầng và chiều cao nhà liên kế phần chú thích đã ghi rõ ràng rồi
Ghi chú:
a) Cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định được quy định là cao độ ±0.000 tại vị trí có công trình để tính toán các cao độ chuẩn. Trường hợp đường (hẻm) không có vỉa hè thì lấy cao độ đỉnh đường làm cao độ ±0.000.

b) Cao độ chuẩn ở vị trí chỉ giới xây dựng là tổng chiều cao các tầng ở vị trí lộ giới hoặc vị trí có yêu cầu khoảng lùi so với lộ giới (đã tính cả chiều cao lan can hoặc sê-nô trên sàn mái).

c) Trường hợp không xây đủ số tầng tối đa, tùy thuộc vào số tầng xây dựng ít hơn để áp dụng cao độ chuẩn tương ứng trong bảng trên.

d) Trong trường hợp thiết kế công trình có chiều cao thấp hơn cao độ chuẩn, cần nghiên cứu xây thêm chiều cao sê nô, lan can, sàn mái để đạt được cao độ chuẩn.

e) Tùy theo thể loại công trình, độ cao các tầng bên trên căn cứ theo tiêu chuẩn quy phạm (tính theo cao độ sàn).
Nói chung không hiểu bản chất vấn đề, mình chỉ có vài dòng vậy thôi.
 
Cảm ơn anh @hoavt nhé, bên công ty thiết kế giấy phép bảo phép vua thua lệ làng rồi, muốn nhanh thì phải "hiểu ý", còn muốn chậm thì làm văn bản gửi phòng QLĐT, tuy nhiên họ cam đoan là cứ chọn "cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định được quy định là cao độ ±0.000" đi, thách thanh tra (nếu có) cấp được cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt (theo QCVN 03:2012/BXD).

Nhân tiện thì cũng phải nói quận Tân Bình có nhiều cái không hiểu nổi là theo Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND
tại
15. Sửa đổi, bổ sung khoản a và b Điều 9 Quy định:
“a) Dàn hoa, mái che cầu thang (nếu là mái bằng BTCT) có chiều cao tối đa 3m (tính từ sàn sân thượng). Trường hợp mái che cầu thang là mái dốc, độ dốc mái không quá 35o, chiều cao từ sàn sân thượng đến mép dưới mái ngói tối đa 3m.
b) Diện tích phần mái che cầu thang không được lớn hơn 1/2 diện tích sàn sân thượng và phải bố trí có sân trước, sân sau. Khoảng lùi phía trước cách vị trí mặt tiền sàn sân thượng tối thiểu 4m; khoảng lùi phía sau cách ranh đất mặt hậu tối thiểu 2m. Trường hợp bố trí mái che thang là mái dốc thì có thể bố trí không có khoảng lùi phía sau, nhưng phải tổ chức có mái dốc đổ về phía sau, cao độ mái tại vị trí ranh đất mặt hậu không quá 2m (tính từ sàn sân thượng).”

Tuy nhiên khi xin phép, nhất quyết không cấp phép mái che cầu thang, hỏi đơn vị thiết kế giấy phép xây dựng bảo vậy đó, không cấp là không cấp

Mình hỏi "hiểu ý" với bên cấp phép có được không ? bên thiết kế lắc đầu
 
Với 45/2009/QĐ-UBND , có căn cứ đang tham khảo đó là TCXDVN 353:2005 "Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế" , nay được thay thế bởi TCVN 9411:2012 (cũng được nêu rõ trong Quyết định 29/2014/QĐ-UBND


Vấn đề mái che cầu thang

5.5.4 Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế theo quy định sau:
- Lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m);
- Lô đất có diện tích 40 m2 đến 50 m2, chiều rộng mặt tiền từ trên 3 m đến dưới 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m);
- Lô đất có diện tích trên 50 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì chỉ được xây nhà 6 tầng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m).

===> không cho thiết kế mái che cầu thang (tum) vì có thể đã khống chế cao độ


Vấn đề cao độ

6.4 Yêu cầu thiết kế các bộ phận công trình

6.4.1 Cao độ nền nhà, bậc thềm, vệt dắt xe, bồn hoa ở mặt tiền nhà
6.4.1.1 Cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ vỉa hè tối thiểu là 150 mm (xem Hình 3.a). Vị trí không có vỉa hè rõ ràng thì cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ mặt đường tối thiểu là 300 mm (xem Hình 3.b).
CHÚ THÍCH: Cao độ vỉa hè được quy định là cao độ ± 0.000 tại vị trí có công trình để tính toán chiều cao cho phép của ngôi nhà.
Đơn vị tính bằng milimét
image005.gif

a) Cao độ nền nhà cao hơn cao độ vỉa hè b) Cao độ nền nhà cao hơn cao độ mặt đường


Hình 3 - Quy định cao độ nền nhà​

===> Tất cả đều căn cứ vào mặt vỉa hè , nếu không có vỉa hè thì lấy tim hẻm - phù hợp Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND

Vấn đề vươn ra của mái che, mái đón

6.4.1.2.1 Trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ (xem Hình 4):
Độ vươn ra được tính từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra.
Đơn vị tính bằng milimét
image006.gif
image007.gif
a) Trường hợp phần đua ra là sê nô, ô văng, mái dốc b) Trường hợp phần đua ra là ô văng cửa sổ
image008.gif
image009.gif
c) Trường hợp phần đua ra là con sơn mái dốc d) Các bộ phận khác như gờ chỉ, bậu cửa, bộ phận trang trí

Hình 4 - Quy định về độ vươn ra của các bộ phận công trình​

6.4.2 Mái đón, mái hè phố
6.4.2.1 Trong khoảng cách từ mặt vỉa hè tới độ cao trên 3,5 m được phép làm mái đón, mái hè phố. Bộ phận nhô ra của mái đón,mái hè phố cách mép vỉa hè không lớn hơn 0,6 m, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0 m. Không được trồng cột trên vỉa hè (xem Hình 5).
CHÚ THÍCH:
1) Mái đón là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà;
2) Mái hè phố là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.
Đơn vị tính bằng milimét
image010.gif

Hình 5 - Độ vươn ra cho phép của mái đón, mái hè phố
6.4.2.2 Bên trên mái đón, mái hè phố không không được sử dụng làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh hay các vật thể kiến trúc khác.

===> Nhà hẻm thì không được phép nhô ra bất kỳ cái gì

6.4.5 Phần ngầm dưới đất
6.4.5.1 Tất cả bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
6.4.5.2 Giới hạn ngoài cùng của móng nhà và đường ống dưới đất không được vượt quá ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà.
6.4.5.3 Trường hợp đặc biệt cho phép móng nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ, ranh giới đường (ngõ/hẻm) tối đa là 0,3 m với điều kiện cao độ của đáy móng thấp hơn cao độ vỉa hè tối thiểu là 2,4 m (xem Hình 6).
Đơn vị tính bằng milimét
image011.gif

Hình 6 - Quy định móng nhà giáp đường



Với Quyết định 29/2014/QĐ-UBND, 1 căn cứ nữa là QCVN 03:2012/BXD

Chiều cao
1.5.10 Chiều cao nhà
Chiều cao tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của tòa nhà, kể cả mái tum hoặc mái dốc.

Khi đã khống chế chiều cao (xây hết số tầng), thì không có tum nếu đã ===> những nhà này có thể ven sân bay, bị khống chế chiều cao.

Ngoài phạm vi bề mặt tiếp cận, cất cánh, đường dây điện cao thế phải cách ranh giới dải bay không nhỏ hơn 1 km. Trong mọi trường hợp phải bảo đảm yêu cầu không gây nhiễu đối với các phương tiện thông tin và kỹ thuật vô tuyến bảo đảm bay.

image003.jpg
 
  • Like
Reactions: KienGiaPhu
Qua bài viết của anh @VuongEng có thể kết luận là anh @TranVanThoi thuê nhầm,
- Công ty dịch vụ xin phép xây dựng kém hiểu biết
- Nhà thầu thi công vớ vẩn, qua thông tin thì mình biết có vẻ thuê một nhà thầu nổi tiếng tai tiếng ở phường 12 quận Tân Bình tên viết tắt là SN. Nhà thầu này rất bê bối, thi công ở đâu thì có sự cố ở đó, nhà thầu này rất coi thường nhân sự kỹ thuật - thay như thay áo, với câu slogan nổi tiếng " đuổi kỹ sư chứ không bao giờ đuổi cai".

Và đoán vị trí nhà có thể phường 13 hay phường 15 Tân Bình, vì sẽ có câu:

Về chiều cao xây dựng công trình: sẽ được xem xét với tầng cao tối đa tùy theo định hướng phát triển không gian thiết kế đô thị tại từng khu vực, từng tuyến đường, trên cơ sở các ý kiến quy định về chiều cao tĩnh không của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Muốn xây dựng tum (mái che cầu thang) thì tốt nhất phải "hiểu ý".
 
Nhu cầu hoàn thiện & cải tạo nhà ở Hà Nội hiện nay rất lớn, các cty thiết kế và các đội thợ khắp nơi cung cấp dịch vụ này nhưng dường như khoảng trống còn nhiều. Sau nhiều năm làm việc về xây dựng ở một vài cty, hiện nay mình đã có 6 năm làm riêng về mảng này. Các bạn cũng có thể đặt câu hỏi về hoàn thiện & cải tạo nhà, mình sẽ tìm hiểu để trả lời, sự cố xây dựng hay ý tưởng thiết kế thì tốt nhất các bạn có ảnh chụp lại sẽ dễ hơn.

Các bạn có thể tham khảo các bài viết của bên mình với nick : Lehmanbrothers tại otofun
Nếu ngại công khai thì có thể gửi câu hỏi qua email : lehmandesign084@gmail.com hoặc gọi điện thoại +84 90 459 4561
Hiện mình đang ở Hà Nội
 
  • Like
Reactions: NguyenHoaArch
Để tuần sau bên mình liên hệ với phòng QLĐT quận Tân Bình, có gì sai sai ở cái "mái che cầu thang".
Như đã hứa, mình đã tìm hiểu từ phòng QLĐT quận Tân Bình, trường hợp nhà của anh @TranVanThoi , (hehe truy cập lý lịch lưu trữ không có ai tên này đứng tên GPXD) thì đây là trường hợp nhà được xây tối đa 6 tầng - ở trên theo bản vẽ cấp phép xây dựng là MÁI BÊ TÔNG - mà đã là MÁI BÊ TÔNG thì làm gì được cấp phép làm cầu thang lên đó mà có "mái che cầu thang".
Muốn có "mái che cầu thang" thực tế là cái tum hay phòng máy thang máy thì phải xin phép thêm 1 tầng - khi đó lại rất nhiêu khê - phải đi thẩm duyệt Phòng Cháy Chữa Cháy, để qua được cửa PCCC thì nào phải trang bị bể ngầm, nào phải có trụ cấp nước PCC, nào phải có hệ thống cấp nước PCCC trong tòa nhà .... và điều đặc biệt là muốn HOÀN CÔNG thì phải đã được nghiệm thu PCCC.
Cái này bất kỳ gia chủ nào khi nhờ các đơn vị dịch vụ giấy phép xây dựng đều được thông báo rồi.
 
Cái vụ Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ thì cứ căn cứ vào đây
Không hiểu cơ sở nào quy định nhà 7 tầng thì phải thẩm duyệt PCCC mới được cấp phép xây dựng ???

Sơ lược theo quyết định 135/2007 /QĐ – UBND TP.HCM và 45/2009 /QĐ – UBND TP.HCM

1. MẬT ĐỘ XÂY DỰNG (theo Bảng 1 – Điều 7)

Diện tích tối đa ≤50 75 100 200 300 500 1000
Mật độ XD tối đa (%) Quận nội thành 100 90 85 80 75 70 65
Huyện ngoại thành 100 90 80 70 60 50 50


2. SỐ TẦNG TỐI ĐA (theo Bảng 2 – Điều 8)


Chiều rộng lộ giới (m)​
Tầng cao cơ bản​
Số tầng cộng thêm nếu thuộc khu vực quận trung tâm TP hoặc trung tâm cấp quận. (tầng)​
Số tầng cộng thêm nếu thuộc trục đường thương mại – dịch vụ (tầng)​
Số tầng cộng thêm nếu công trình xây dựng trên lô đất lớn (tầng)​
Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 (m)​
Số tầng khối nền tối đa + số tầng giật lùi tối đa (tầng)​
Tầng cao tối đa (tầng)​
(1)​
(2)​
(3)​
(4)​
(5)​
(6)​
(7)​
(8)​
L≥ 25​
5​
+1​
+1​
+1​
7.0 m​
7+1​
8​
20 ≤ L < 25​
5​
+1​
+1​
+1​
7.0 m​
6+2​
8​
12 ≤ L < 20​
4​
+1​
+1​
+1​
5.8 m​
5+2​
7​
7 ≤ L < 12​
4​
+1​
0​
+1​
5.8 m​
4+2​
6​
3.5 ≤ L < 7​
3​
+1​
0​
0​
5.8 m​
3+1​
4​
L < 3.5​
3​
0​
0​
0​
5.8 m​
3+0​
3​


GHI CHÚ
- Quận trung tâm thành phố gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Tuy nhiên, trong địa bàn các quận này sẽ có các khu vực áp dụng quy định hạn chế xây dựng hoặc quy chế quản lý kiến trúc riêng (không cho phép áp dụng các yếu tố cộng thêm tầng) do mục tiêu kêu gọi dự án đầu tư, xây dựng chỉnh trang đô thị quy mô lớn… và sẽ được Ủy ban nhân dân quận quyết định bằng văn bản kèm bản đồ xác định ranh chính xác (trên cơ sở Ủy ban nhân dân thành phố đã chấp thuận chủ trương).
- Trung tâm cấp quận được xác định trong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố hoặc do Ủy ban nhân dân quận phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc xác định.
- Trục đường thương mại - dịch vụ: được xác định trong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố hoặc do Ủy ban nhân dân quận - huyện phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc xác định.
- Lô đất có diện tích lớn: Là lô đất có diện tích tối thiểu 150m2 và có chiều rộng tối thiểu 6,6m, có thể có nguồn gốc từ nhiều lô đất nhỏ nhưng đã chuyển nhượng chủ quyền hoặc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân để xây dựng khai thác một công trình riêng lẻ.

3. ĐỘ VƯƠN CỦA BAN CÔNG, Ô VĂNG (theo Bảng 5 – Điều 12)

Chiều rộng lộ giới L (m) Độ vươn tối đa (m)
L≥ 20 1.4
12 ≤ L < 20 1.2
6 ≤ L < 12 0.9
L < 6 0
 
Sửa lần cuối:
Các bác cho hỏi là em ép cọc là cho nhà bên bị bung vài viên gạch men ốp tường. Hồi trước họ xây nhà ở một thời gian rồi mới băm tường để dán nên chắc nó ko ăn kỹ, giờ nó bị hở ra 2-3 viên gì đó khoảng chừng 2mm so với tường nhưng vẫn dính với cả mảng gạch. Chủ nhà bên đó họ cũng không có yêu cầu gỡ ra dán lại mà nói mình có cách nào đổ keo hay hồ j đó vào cho nó dính chặt với tường, đảm bảo ko rớt xuống là được, vì dỡ ra mấy viên thì chắc nó bay cả mảng tường, với lại kiếm mẫu gạch đó vài viên ko có.
Bác nào kinh nghiệm chỉ em cách khắc phục với ạ!
Thanks so much!
 
Tư vấn thiết kế cho nhà chật, người đông

Hỏi

Tôi đang có nhu cầu xây nhà trên miếng đất có kích thước ngang 3x11m cho gia đình 4 người (vợ chồng tôi, mẹ chồng và bé gái 5 tháng tuổi). Theo quy định về xây dựng tại nơi ở, tôi chỉ được phép xây một trệt, một lửng. Mong các KTS tư vấn thiết kế giúp tôi có một ngôi nhà xinh xắn, đủ chức năng và khoa học. Xin trân trọng cám ơn!

Kiến trúc sư tư vấn:
Ý tưởng tư vấn của KTS cho ngôi nhà dạng ống có diện tích nhỏ này là sử dụng hình thức cầu thang một vế nhằm tận dụng không gian.


Dựa theo những thông tin cung cấp và yêu cầu thiết kế cho ngôi nhà, xin đưa ra mặt bằng bố trí nội thất để bạn tham khảo.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Mặt bằng tư vấn tầng 1.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Mặt bằng tư vấn tầng lửng.

Ngôi nhà có kích thước 3x11m, đây là khuôn nhà có chiều ngang hẹp, do vậy nên dùng hình thức cầu thang một vế để tiết kiệm được diện tích chiều ngang của căn nhà. Cách bố trí cầu thang thế một vế còn giúp có thể tận dụng phần diện tích bên dưới cầu thang làm tủ bếp. Việc tận dụng tối đa diện tích sử dụng giúp các căn phòng trở nên gọn gàng, thông thoáng và đảm bảo được các công năng sử dụng.

Tầng 1 gồm có phòng khách, phòng bếp, một phòng ngủ và một nhà vệ sinh trong phòng ngủ. Với cách bài trí công năng trong mặt bằng tư vấn, tầng 1 sẽ giảm thiểu được tối đa những bức tường ngăn chia các không gian với nhau. Yếu tố này cộng với cách bố trí nội thất khéo léo sẽ giúp cho căn nhà như rộng, thoáng hơn so với diện tích thực.

Tầng lửng được cơ cấu hai phòng ngủ đều đảm bảo đầy đủ ánh sáng nhờ những khoảng thông tầng. Hai phòng này sử dụng chung nhà vệ sinh. Phòng ngủ bố mẹ được bố trí hiện đại với tủ quần áo lớn giúp lưu trữ đồ hiệu quả. Phòng ngủ nhỏ cho con với diện tích khiêm tốn hơn với bàn học được bố trí gần cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên.

Màu sắc tổng thể của ngôi nhà được sử dụng theo gam màu tươi sáng với sự kết hợp của tông màu vàng kem nhã nhặn. Sau đây là một số hình ảnh tham khảo giúp hình dung không gian được tốt hơn.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Phòng khách liên thông phòng ăn.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Sofa nhỏ gọn với màu ghi sáng.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Sử dụng gương để giúp căn phòng trở nên rộng hơn.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Tủ bếp dưới gầm thang giúp tiết kiệm diện tích.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Lan can kính hiện đại giúp không gian thoáng hơn.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Phòng ngủ con với giường, tủ và bàn học nhỏ.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Phòng ngủ bà với màu sắc trầm ấm.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Phòng ngủ bố mẹ trẻ trung với gam màu sáng.

tu-van-thiet-ke-cho-nha-chat-nguoi-dong.jpg

Nhà tắm nhỏ sử dụng vật liệu gạch trắng sáng
Các bạn có thể tham khảo bài viết này:
Chủ đề:

Tư vấn xây nhà ở 50m2 với thiết kế ngoại thất, nội thất hiện đại và đẹp mắt
Khi sở hữu một mảnh đất hơn 50m2 bạn đang tìm cách để biến nó thành một căn nhà phố vừa đẹp vừa hiện đại. Dưới đây là mẫu nhà đẹp được thiết kế gồm nhiều không gian xanh mát tương đương với diện tích 50m2 để bạn và gia đình cùng tham khảo cho kế hoạch xây nhà sắp tới nhé!

Chi tiết xin truy cập:
https://4news.com.vn/blogs/tu-van-x...et-ke-ngoai-that-noi-that-hien-dai-va-dep-mat
 
Ktshanoi tư vấn thiết kế nhà đẹp cho gia chủ với kiến trúc 2 tầng trên diện tích 75m2 của gia đình 4 người sinh sống. Đây là một ngôi nhà hướng đến nghỉ ngơi là chủ yếu, trên mảnh đất với diện tích 175m2 những gia chủ chỉ dành 75m2 để xây nhà còn diện tích còn lại để dành cho sân vườn, tiểu cảnh và không gian thư giãn.
thiet-ke-nha-dep-mat-tien-vay-ca-1-2.jpg

Bản thiết kế các mặt
ban-ve-thiet-ke-nha-dep-mat-tien-vay-ca-9.jpg

Công năng của mẫu thiết kế nhà có công năng thông thường như những mẫu nhà để ở khác bao gồm 1 phòng khách, bếp + bàn ăn , khu vệ sinh, 2 phòng ngủ, ngoài ra mẫu thiết kế nhà đẹp này lại ưu tiên phần lớn diện tích nhà để làm sân vườn, tiểu cảnh hướng đến sự thư giản và nghỉ ngơi thú vị nhất cho các thành viên trong gia đình.
Thiết kế nội thất trong mẫu thiết kế nhà đẹp
- Thiết kế nội thất phòng khách
thiet-ke-nha-dep-mat-tien-vay-ca-4.jpg

Nội thất phòng khách đơn giản, hướng đến tiện lợi và ít đồ đạc hơn, chỉ gồm những đồ nội thất cơ bản cho một phòng khách như bộ bàn ghế bằng gỗ khá rẻ, tường để mộc tạo cho không gian thêm đẹp hơn, ở phòng khách bạn có thể thỏa thích ngăm nhìn mọi không gian bên ngoài, đơn giản như hòa làm một mà không hề có sự ngăn cách trong mẫu thiết kế nhà 2 tầng 75m2 này
thiet-ke-nha-dep-mat-tien-vay-ca-5.jpg

Thiết kế nhà phố với nội thất sang trọng được thiết kế chủ yếu bằng vật liệu gỗ là chủ yếu, ngoài ra giếng trời, tiểu cảnh, các khoảng không giúp ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên hơn, cầu thang được thiết kế đơn giản và an toàn khi nhà có con nhỏ, ngoài ra khu vực vệ sinh được bố trí ngay dưới gầm cầu thang tiện lợi hơn.
thiet-ke-nha-dep-mat-tien-vay-ca-7.jpg

Tầng 2 gồm 2 phòng ngủ chính của bố mẹ và 2 đứa con nhỏ, tuy nhiên các phòng luôn được gắn kết với nhau nhiều hơn bởi những khoảng thông trần và những mái hiên được bố trí này, thiết kế nhà được bao bọc bởi 1 lớp vẩy cá xung quanh giúp ngôi nhà thêm đẹp và ấn tượng hơn. Không gian xanh mát được bố trí hầu hết ở khắp mọi nơi giúp các thành viên luôn cảm thấy thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn.
đây lại là nhằm mục đích để ở, thiết kế độc lạ với vảy cá gây nhằm chán, chính vì vậy khi đưa vảy cá vào thiết kế nhà đẹp này có những mặt hay và không hay, để đánh giá được một mẫu nhà đẹp cần rất nhiều yếu tố, những yếu tố chính ở đây là ngôi nhà được thiết kế có thỏa mãn được đúng nhu cầu của các gia chủ hay không mà thôi, tôi tin rằng đó cũng là điều bạn mong muốn khi đến nhờ chúng tôi tư vấn
Vậy khi bạn có nhu cầu xây nhà mới hãy liên hệ trực tiếp hoặc chát online zalo với chúng tôi để được các kiến trúc sư ktshanoi tư vấn cụ thể hơn cho ngôi nhà tương lai của mình một cách chính xác nhất nhé, Ktshanoi tự hào là một nhà thầu uy tin trên địa bàn với rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Mọi bài viết trên web chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi, nếu bạn có thời gian rảnh có thể qua trực tiếp các công trình của chúng tôi đã bàn giao để có thêm kinh nghiệm và đánh giá chất lượng của chúng tôi nhé.