Uber, Grab, Go-Viet và cả Airbnb .... không phải là "kinh tế chia sẻ" và đang phá hoại "kinh tế chia sẻ" lẫn hợp tác kinh doanh ?

Uber, Grab, Go-Viet và cả Airbnb là

  • Hợp tác kinh doanh ứng dụng công nghệ ?

    Bình chọn: 8 40,0%
  • "Kinh tế chia sẻ" bị biến tướng ?

    Bình chọn: 12 60,0%

  • Số thành viên bình chọn
    20

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Cuộc chiến muôn thuở về kinh doanh dịch vụ theo kiểu truyền thống và kinh doanh dịch vụ theo kiểu công nghệ, đặc biệt trong lịch vực vận chuyển và cho thuê nhà ngày càng căng thẳng, nhìn nhận như thế nào theo các bài viết này
Từ 4.0 đẩy về 0.4
Bộ GTVT vừa gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện lại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Đáng chú ý, sau khi tham khảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều đơn vị, Bộ GTVT đồng thuận với ý kiến đề xuất quản lý của các cơ quan có quan điểm cho rằng hoạt động của loại hình vận tải Grab, Uber cần có các quy định chặt chẽ, chịu sự quản lý như taxi.

Như vậy Grab, Go-Viet... sẽ phải đáp ứng tất cả các quy định kinh doanh như một hãng taxi truyền thống và toàn bộ các phương tiện đối tác hiện kết nối phần mềm điện tử sẽ phải gắn phù hiệu "Xe taxi" trên kính xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định, đồng thời, phải có hộp đèn với chữ "Taxi" gắn cố định trên nóc xe.

Như vậy coi như Bộ GTVT xóa sổ luôn Grab, Go-Viet .... đẩy hết thành Vinasun, Mai Linh, còn ông muốn dùng tổng đài hay phần mềm gì kệ ông, không quan tâm.
......
Cần thiết phải có luật riêng để quản lý Grab, theo kịp, thậm chí đón đầu những thay đổi liên tục về công nghệ. Trong đó, phân định trách nhiệm của từng đơn vị về quản lý thuế, cơ sở hạ tầng… Không thể lấy cái cũ chỉnh sửa lại vì bản chất hoàn toàn khác nhau, họ không phải taxi, không phải DN kinh doanh vận tải. Thời đại công nghệ, chỉ công nghệ mới quản được công nghệ”, ông Hòa đề xuất.

The sharing economy is a fast-growing phenomenon. People increasingly share their home, car, clothing or tools on Internet platforms such as Airbnb, Relayrides, and Peerby. Along with its rapid growth, however, the sharing economy has also come under fire. This criticism focuses in particular on the new taxi service UberX (or UberPOP in Europe) that enables anyone to work as an “amateur driver.” Consumers benefit from lower prices, but regular taxi drivers point to unfair competition and uninsured passengers. This controversy attracts plenty of attention to the new industry, but the real question is: why do we think UberX is even really part of the sharing economy?

Are Uber drivers actually sharing anything?
The sharing economy is nowadays in every media of almost every country. Sometimes it’s also referred as collaborative consumption or collaborative economy.

But, hold on, what does sharing economy actually mean? IMHO is quite easy to define: an economy where human or physical resources are shared. Quite simple, right?

David Dodwell says the conversation on the sharing economy in Hong Kong should move beyond the two controversial big players to ideas about how people can collaborate to use resources more efficiently in their daily lives

The "sharing economy" – typified by companies like Airbnb or Uber, both of which now have market capitalizations in the billions – is the latest fashion craze among business writers. But in their exuberance over the next big thing, many boosters have overlooked the reality that this new business model is largely based on evading regulations and breaking the law.

Not long ago arrived word of a new start-up, Wonderschool, which as its website explains, is a “network of boutique, in-home early childhood programs” — the Airbnb or Rover of preschool. Already established in San Francisco, Los Angeles and New York, with significant capital behind it, the venture aims to rescue talented teachers from the stingy hands of institutional employers, turning them instead into “edupreneurs.”
...
Trình dẫn một vài ví dụ , chứ với từ khóa Uber and Airbnb not sharing economy thì ra cả mớ , nghĩa là Uber, Grab, Gov.viet .... Airbnb không phải là "kinh tế chia sẻ" biến tướng mà bản chất nó không phải kinh tế chia sẻ ???

Tại sao lại mở chủ đề này, vì nguồn tiếng Việt hầu hết đều nói Uber, Grab, Gov.viet .... Airbnb là "kinh tế chia sẻ" bị biến tướng.

Và cũng giải thích là tại sao mở thớt này ở diễn đàn này, vì trước đây diễn đàn có mời gọi mọi người bàn thảo chủ đề hợp tác kinnh doanh.
 
Tôi thì quan niệm rằng đây là hợp tác kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ, chứ không phải là kinh tế chia sẻ, nhưng lùa chung một rọ với Mai Linh Vinasun ... thì e rằng hủy diệt luôn.dạng hợp tác kiểu này.

Định nghĩa sharing economy là đem chia sẻ những tài nguyên hiện đang rỗi nhằm làm giảm chi phí chung. Nhưng taxi công nghệ có thực sự làm như thế không?
Ban đầu thì sharing economy lấy ý tưởng từ việc mọi người thông báo hành trình mình sẽ đi để những ai có cùng hành trình (toàn bộ hoặc một phần) chia sẻ chi phí. Như thế tức là người khởi xướng là người chủ động, cho dù không ai tham gia thì anh ta vẫn phải đi, có người đi cùng thì tốt nhưng không phải là điều bắt buộc. Nhưng khi Uber sinh ra thì đẩy vai trò chủ động về phía người đi cùng, anh ta ra yêu cầu, người chủ xe sẽ quyết định có phù hợp với hành trình không thì sẽ chọn (sơ khởi thế chứ sau này Uber ép buộc nhận cuốc). Như vậy không còn là chia sẻ (sharing) nữa mà bắt đầu chuyển sang hướng làm thêm (part-time) lúc rỗi.

Tuy nhiên, nếu anh chỉ làm thêm thì sẽ xuất hiện tình trạng lúc anh rỗi thì mọi người cũng rỗi, cao điểm thì ai cũng bận và sẽ không thể cung ứng dịch vụ. Và chuyện dĩ nhiên sẽ xảy ra là tài xế Uber phải chuyển sang thành tài xế chuyên nghiệp (chẳng lẽ đi làm ca đêm rồi ban ngày chạy Uber!?). Thực tế thì những người đã chạy Uber, Grab chuyên nghiệp thì gần như không có nhu cầu sử dụng "xe cá nhân".

Như vậy có thể thấy ngay rằng Uber-like company chính là hãng taxi nhưng dùng chiêu bài công nghệ để lách thuế, lách chính sách đối với người lao động. Và trên thực tế, tại New York, sau khi bùng nổ những kiểu app gọi xe như Uber hay Lyft thì người ta thấy rằng số xe có mặt trên đường không hề giảm đi như dự tính ban đầu (có chia sẻ thì người ta sẽ ít sử dụng xe cá nhân) mà lại tăng lên (vì nhiều ông thay vì đi làm công nhân lại bỏ đi làm tài xế).
clear.png


Các hãng taxi truyền thống trước đây vẫn mời gọi các cá nhân có xe cùng hợp tác chạy taxi, bây giờ các hãng taxi truyền thống đưa ra app để gọi xe thì chẳng khác gì Uber. Nhưng là taxi truyền thống thì có rất nhiều chi phí như bảo hiểm, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm thuế mà Uber-like company đã tìm cách trốn để thông qua đó giảm một ít giá thành nhưng đẩy rủi ro về phía chủ xe và gián tiếp đến khách hàng. Ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác, taxi công nghệ thắng taxi truyền thống ngoài lách thuế, lách chính sách đối với người lao động còn có trợ giá nữa.

Và đặc biệt là khách hàng họ chỉ cần biết là đang sử dụng dịch vụ vận tải nên khi có rủi ro xảy ra thì họ sẽ muốn được bảo vệ như taxi truyền thống (nói chung chứ không phải trong điều kiện Việt Nam).

Ví dụ với dẫn chứng này, ai sẽ bảo vệ khách hàng

Tài xế Uber đặt camera giấu kín trong xe, livestream trực tiếp hàng trăm chuyến đi mà không có sự đồng ý của hành khách

photo1532330856758-1532330856925440903439.jpg
 
  • Like
Reactions: huynhtran
Đúng là đang bị thần thánh hóa và phá hoại hợp tác truyền thống
trích từ https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuon...u-uber-airbnb-agoda-bi-bien-tuong-217106.html

Mô hình kinh tế chia sẻ đã bị biến dạng, không giống mục đích ban đầu. Giờ đây, người ta đã coi là Uber, Airbnb là mô hình đầu tư mới, dựa trên nền tảng công nghệ Internet chứ không phải đây là mô hình kinh tế chia sẻ.

Các mô hình này đang phá vỡ, xung đột lợi ích với các ngành nghề kinh doanh truyền thống, họ bị tố cáo sử dụng nguồn vốn khổng lồ huy động được, trợ giá, tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng.

Hình thức kinh doanh này dù thua lỗ nặng, nhưng liên tục được đầu tư, bơm tiền hạ giá, gây bất bình đẳng đối với các loại hình kinh doanh truyền thống.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh mới này, nếu biến tướng như ở Việt Nam, sẽ tạo ra một lượng lớn người lao động “nghèo khổ” - không có quyền lợi về bảo hiểm sức khỏe, bảo đảm công việc và những giao dịch ngang hàng sẽ làm gia tăng bất bình đẳng.

Nó phá vỡ các gói công việc, cũng đồng thời phá vỡ các quyền lợi liên kết, từ việc chăm sóc sức khỏe đến bảo hiểm, từ khâu đào tạo đến nâng cao tay nghề và cả những động cơ thăng tiến.

Đây chính là thất bại xã hội lớn nhất của mô hình kinh tế này khi chính nó không định hình nên được một lực lượng lao động cho chính mình.

Điều gì sẽ xảy ra khi hàng chục ngàn lao động không được bảo hiểm, không được nâng cao tay nghề, không có phúc lợi xã hội?

....

Chưa nói tác động có hại, ví dụ khi Uber vào VN làm tăng đột mua sắm xe ... khi Uber rút khỏi Việt Nam tạo ra hậu quả cực xấu. Giờ người người chạy Grab Bike, nhìn bề ngoài thì thấy sự tích cực, nhưng hậu quả nặng nề sẽ xảy ra khi Grab lụi tàn.

Nên quản chặt và tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng là đúng rồi.
 
Giờ đọc lại bài này thì thấy cũng có gì đó lấn cấn

WHAT I’VE LEARNED: ĐẶNG VIỆT DŨNG
Tổng giám đốc Uber Việt Nam 30 tuổi, Đặng Việt Dũng, chia sẻ với Esquire về triết lý kinh doanh của mình và sứ mệnh đầy thách thức khi phát triển dịch vụ Uber tại Việt Nam

> Tôi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật tiên phong avant-garde chứ không phải công nghệ, vận tải hay dịch vụ. Công nghệ của chúng tôi cũng như bức phác họa về những chiếc máy bay của Leonardo da Vinci vậy, ít người hiểu, vì nó đi trước thời đại.

> Đến giờ, vẫn có nhiều người nghĩ chúng tôi tấn công vào thị trường taxi truyền thống. Đó là một đại dương đỏ kém hấp dẫn. Chúng tôi nhắm vào một đại dương xanh là toàn bộ thị trường vận tải hành khách. Tiềm năng của thị trường này là vô tận.

> Chúng tôi mang lại làn gió cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Chúng ta đã tạo được cú hích cần thiết để các doanh nghiệp vận tải tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, xây dựng những công nghệ mới giảm lãng phí, tăng năng suất lao động. Điều này tốt cho doanh nghiệp, tốt cho người tiêu dùng, tốt cho xã hội. Cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển.

> Trong kinh doanh, tôi quan niệm đơn giản là làm gì cũng nên có cái tâm sáng. Mục đích của mình tốt, làm điều có ích, nếu không may có thiếu sót, mình xin lỗi mọi người sẽ có thể tha thứ. Với các khủng hoảng truyền thông, nếu mình không sai, người tiêu dùng và các đối tác sẽ là những luật sư bào chữa xuất chúng nhất trong “phiên tòa truyền thông”. Lúc nào cũng vậy, chúng tôi, trong tâm bão, vẫn luôn tập trung vào việc không ngừng cải thiện công nghệ và chất lượng dịch vụ.

> Sharing economy – nền kinh tế chia sẻ giúp tạo nên sự kết nối giữa cung và cầu. Lợi thế của nền kinh tế này là giúp hợp tác chia sẻ về người và nguồn lực, cũng như tái phân phối những trường hợp nguồn lực chưa được tận dụng. Điều này giúp giảm thiểu sự lãng phí xã hội một cách hiệu quả nhất. Cùng với sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ mới, nền kinh tế chia sẻ tạo được sức ảnh hưởng ngày một rộng rãi với tốc độ chóng mặt, giúp người dùng gắn kết nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.

> Sharing economy chính là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đích thực, vì mỗi người dân đều có thể “xã hội” hóa được tài sản và việc làm. Những gì tiến bộ, đưa xã hội tiến lên là xu hướng không thể đảo ngược.

> Nhiều người đã hiểu sai về khái niệm sharing economy. Chia sẻ là hạnh phúc mà, vì sao lại bắt tội nó là chiêu trò PR, né thuế, lách luật! Đúng là khái niệm này khá “sexy”, nhưng nó tồn tại và ngày càng đi vào thực tiễn cuộc sống.

> Luật pháp và quản lý hành chính thường có độ trễ nhất định so với thực tiễn, đặc biệt là với những xu hướng mang tính cách mạng. Quan trọng là chính phủ, những nhà lập pháp, những nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất để đưa ra những chính sách phù hợp.
 
Chúng ta cũng cần phải làm rõ collaborative consumption hay collaborative economy là gì ? Theo định nghĩa của wikipedia thì Sharing Economy là một phần Collaborative Consumption.
Collaborative consumption encompasses the sharing economy. Collaborative consumption can be defined as the set of resource circulation systems, which enable consumers to both "obtain" and "provide", temporarily or permanently, valuable resources or services through direct interaction with other consumers or through a mediator.[1][2][3] Collaborative consumption is not new; it has always existed (e.g. in the form of flea markets, swap meets, garage sales, car boot sales, and second-hand shops)[4][5].

Nhưng cũng cách đây 3 năm đã có bài viết này, tôi đã khá tâm đắc, tôi thì quan niệm chả ai chia sẻ cái gì cả, tất cả đều mọi người đều muốn kiếm tiền.

Uber, Grab, Airbnb đơn thuần chỉ là kinh doanh có sự hỗ trợ của công nghệ và thực chất chẳng hề có sự chia sẻ nào hết ở đây cả .... nhắc lại là bởi về bản chất, không có ai đang chia sẻ điều gì cả. Tất cả mọi người đều đang kiếm tiền mà thôi.
Vậy khía cạnh nào của nền kinh tế chia sẻ này lại không thực sự mang ý nghĩa sẻ chia? Đơn giản, đó là tiền. Ở chung phòng với người bạn mới quen có nghĩa là chia sẻ. Nhưng nếu tỉnh dậy vào sáng hôm sau, bạn đưa cho cô nàng một tờ hóa đơn tính tiền phòng cùng đồ ăn sáng thì xin chào, bạn vừa biến thành một bà chủ khách sạn. Sẵn sàng cho ai đó đi nhờ xe chính xác là một sự sẻ chia đáng quý. Nhưng nhận tiền từ họ lại khiến bạn trông như một gã tài xế taxi. Cho ai đó mượn tiền khi họ đang túng thiếu quả là một cử chỉ hào phóng. Nhưng lấy lãi dù chỉ 1%/ngày cũng khiến bạn trở thành một kẻ cho vay cắt cổ.

Có thể khẳng định, không một trường hợp nào liệt kê ở trên được coi là chia sẻ đúng nghĩa. Chúng nên được xếp vào hạng mục mua bán, nơi những món hàng được trả bằng tiền. Đương nhiên, buôn bán chẳng có gì sai trái, bởi có kẻ mua thì mới có người bán. Tuy nhiên, việc đánh đồng mua bán với chia sẻ đơn thuần khiến khái niệm “nền kinh tế chia sẻ” trở nên ngày một kệch cỡm. Cụm từ này từ trước tới nay vẫn được lặp đi lặp lại trong các thông điệp quảng bá bùi tai. Thực chất, các công ty như Uber hay Airbnb chỉ đơn giản dùng nó như một công cụ PR và làm tấm bình phong che chắn giữa trận chiến với các nhà chức trách.
Nghĩa là không có cái khái niệm kinh tế chia sẻ, cho thuê lại một phần nhà cũng không phải chia sẻ, đi xe chung cũng không phải chia sẻ

Còn Uber hay Airbnb là hợp tác kinh doanh.

Nghĩa là cần loại bỏ cái thuật ngữ xảo trá kinh tế chia sẻ.
 
Sẵn tiện bổ sung thêm mấy ý cho thấy sự không công bằng:

1. Các xe taxi trong nước phải lắp hộp đen, đồng hồ, máy in, thẻ RFID cho nhân viên v.v...
Còn xe Grab, Uber họ “lách” vào trong nhóm Hợp đồng điện tử để “né” 1 loạt các quy định. Vận hành thực tế thì sai phạm tùm lum nhưng CACE biết việc đảm bảo sự tuân thủ luật lệ ở VN ra sao rồi...​
Nghe nói sau tgian ép các cty taxi trang bị này kia thì sắp tới có thể bỏ đi >>> gây lãng phí, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp​

2. Đường cấm taxi, nhưng không cấm Grab, Uber

3. Taxi thì phải có giá cố định. Taxi muốn giảm giá lúc thấp điểm, tăng lúc cao điểm v.v... thì hiện tại không được phép. Dù về mặt công nghệ thì có thể dễ dàng chỉnh giá theo giờ tuỳ ý nhưng không đc phép. Taxi muốn vừa chạy kiểu Hợp đồng điện tử, vừa kiểu taxi thì không được. Uber/Grab chỉnh thoải mái mà có luật nào cấm đâu!

4. Nói là sẽ tận dụng xe nhàn rỗi, tiết kiệm hơn, ít lãng phí xã hội hơn v.v... >>> thực tế không chắc và không đúng như vậy. Trước mắt thấy lâu nay các đô thị lớn kiểm soát số lượng taxi thì nay bị bỏ bung ra luôn. Kết quả thế nào mọi người cũng cảm nhận được.

5. Khách hàng được lợi vì giá rẻ: một phần trong đó là nhờ vào nguồn tiền đầu tư ban đầu và “ép” phía tài xế. Khi nguồn tiền này cạn và họ phải làm sao có lời và lời nhiều thì lúc đó sẽ thấy. Bên cạnh đó, mấy người tài xế tưởng ngon do được thưởng nhiều lúc đầu, cắm đầu vay mua xe nên sau đó ở thế bị ép thì cũng ráng và cắn răng chịu đựng. Chiết khấu thu tài xế từ mức đâu đó ~10%, giờ lên tới gần 30%. Khách hàng được xe mới, sạch là do ban đầu các xe này mới đầu tư, mới kinh doanh. Khoảng sau 3-5 năm thì ra sao cũng dễ hiểu...

6. Bộ, Ban, Ngành... phản ứng rất chậm và lòng vòng. Các công ty kiểu như Grab/Uber tận dụng rất nhanh những cơ hội kiểu này

Nói chung, mình cũng chẳng bênh vực gì taxi và cũng ghét khi các hãng liên minh, giữ giá, xe không chịu chăm sóc và thái độ kém v.v... Tuy nhiên, rõ ràng Grab/Uber... có khá nhiều cái được lợi thế hơn khi bước chân vào cạnh tranh và một trong số đó là do khâu quản lý mình còn kém!

Kinh doanh, thương trường... có kẻ thắng người thua. Tuy nhiên mình ủng hộ sự công bằng, minh bạch v.v..
 
Nở rộ dịch vụ cho thuê phòng 'kiểu Uber'
Các ứng dụng kết nối chủ nhà với người có nhu cầu thuê ở ngắn ngày đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.

Loan đang sống trong căn hộ 2 phòng ngủ ở quận 2 (TP HCM) cho biết, từ ngày có ứng dụng chia sẻ chỗ ở Airbnb, cô kiếm thêm được vài triệu đồng mỗi tháng nhờ cho thuê phòng còn lại. Thậm chí, vì thường đi công tác dài ngày, Loan cho thuê toàn bộ căn hộ những lúc vắng nhà. “Nếu trước đây, người đi du lịch chỉ thuê được phòng thông qua các khách sạn thì nay tôi không cần đăng ký kinh doanh vẫn có thể chia sẻ phòng lúc nào muốn”, Loan nói.

Là người vốn lạ lẫm với công nghệ, bà Hoàng ở Đà Lạt cho biết, homestay của bà lâu nay ít người biết đến nhưng từ khi được đơn vị cung cấp giới thiệu ứng dụng kết nối giữa chủ phòng và người thuê thì homestay hầu như lúc nào cũng chật cứng.
Lều báo lắm chuyện, Uber là Uber, AirBnB là AirBnB

Chúng ta cũng cần phải làm rõ collaborative consumption hay collaborative economy là gì ? Theo định nghĩa của wikipedia thì Sharing Economy là một phần Collaborative Consumption.
Collaborative consumption encompasses the sharing economy. Collaborative consumption can be defined as the set of resource circulation systems, which enable consumers to both "obtain" and "provide", temporarily or permanently, valuable resources or services through direct interaction with other consumers or through a mediator.[1][2][3] Collaborative consumption is not new; it has always existed (e.g. in the form of flea markets, swap meets, garage sales, car boot sales, and second-hand shops)[4][5].

Nhưng cũng cách đây 3 năm đã có bài viết này, tôi đã khá tâm đắc, tôi thì quan niệm chả ai chia sẻ cái gì cả, tất cả đều mọi người đều muốn kiếm tiền.

Nghĩa là không có cái khái niệm kinh tế chia sẻ, cho thuê lại một phần nhà cũng không phải chia sẻ, đi xe chung cũng không phải chia sẻ

Còn Uber hay Airbnb là hợp tác kinh doanh.

Nghĩa là cần loại bỏ cái thuật ngữ xảo trá kinh tế chia sẻ.

AirBnB là một nhóm khác Uber. Trong mô hình AirBnB hay Booking thì 2 bên cộng tác bình đẳng. Chủ nhà tự đặt giá, tự đặt điều kiện mình thích, không bị ép doanh thu. Bên công ty đúng nghĩa chỉ làm môi giới, ăn tiền cò.

Anh có thể thấy ngày AirBnB không bị va vấp với giới cho thuê chuyên nghiệp không?

Nếu xét theo tiêu chí như dân mạng chém về sharing economy thì AirBnb và GrabBike với GoViet là kinh tế chia sẻ, còn Uber Car với GrabCar thì đúng là không phù hợp. Hiện trên Booking cũng có nhóm Aparment tương tự như AirBnB.
 
Tôi đi du lịch Châu Âu 25 ngày thì đến 20 ngày ở AirBnB. Rẻ hơn và thoải mái hơn so với hotel nhiều. 1/2 trong số các căn cho thuê là chủ ở hằng ngày, hôm nào có khách thì có người qua về nhà bố mẹ ở, có người ra hostel gần đó ngủ ...

Rồi đi Nhật , Đài toàn ở AirBNB này , toàn nhà gần khu an uống với station . Độc lập mà khoẻ, rẻ, tự do với đầy đủ trang thiết bị trong nhà, từ máy rửa chén, máy giặt, bếp, phòng ăn.... đến wifi, .... quá rẻ so với KS với tiện ích tương đương và tiện hơn ở hotel rất rất nhiều.

Người cho thuê cũng đánh giá khách thuê sau khi trả phòng, nên nếu ở nhà ai mà bị đánh giá xấu thì sau này thuê có khả năng bị từ chối không cho thuê hoặc bắt deposit khi nhận phòng.

Hiện nhiều người thuê dài hạn các căn hộ ở Q1, gần sân bay để deco và cho thuê Airbnb. Nghe nói lời gấp rưỡi đển gấp đôi so với cho thuê dài hạn.
 
Hiện nhiều người thuê dài hạn các căn hộ ở Q1, gần sân bay để deco và cho thuê Airbnb. Nghe nói lời gấp rưỡi đển gấp đôi so với cho thuê dài hạn.
Anh yên tâm là mọi thứ sẽ biến tướng kiểu eBay là toàn dân chuyên nghiệp. Dân này sẽ đăng phòng trên cả AirBnB, Booking và những trang tương tự cùng một lúc. Anh em sẽ có nhiều bất động sản ở gần nhau để tiết kiệm chi phí dọn dẹp cũng như sửa chữa.
 
Hiện nhiều người thuê dài hạn các căn hộ ở Q1, gần sân bay để deco và cho thuê Airbnb. Nghe nói lời gấp rưỡi đển gấp đôi so với cho thuê dài hạn.
Các anh cứ làm thử coi. khách ít sẽ không ai nói gì.
khách nhiều tí là mấy anh ấy tới ngay, đã làm và đã dẹp ngay khu chợ Nga trên VVK ở TP.HCM.
Các anh nếu có làm thì nên đăng ký kinh doanh lưu trú.
 
Các anh cứ làm thử coi. khách ít sẽ không ai nói gì.
khách nhiều tí là mấy anh ấy tới ngay, đã làm và đã dẹp ngay khu chợ Nga trên VVK ở TP.HCM.
Các anh nếu có làm thì nên đăng ký kinh doanh lưu trú.
Ở đâu chẳng thế anh!
Ở Canada chẳng hạn, anh cho thuê AirBnB mà không đăng ký là mệt mỏi ngay vì phòng lưu trú phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện về an toàn cháy nổ, báo cáo danh sách khách. Mà mấy cái đó thì ở đó cấp khó hơn Việt Nam nhiều!
 
Cho trúng đám cắn cỏ đập đá vá trời rồi xxx ập vào là vui tới bến luôn.
 
Cho trúng đám cắn cỏ đập đá vá trời rồi xxx ập vào là vui tới bến luôn.
Uh, hôm trước ở tòa nhà Mipec ngoài Hà Nội có công an ập vào kiểm tra một số căn hộ. Hóa ra là để truy nã một chú buôn ma túy Hàn Quốc thuê qua Airbnb một căn hộ trong này. Chắc chú đó nhờ bạn bè thuê nhà nên chủ nhà sẽ mệt mỏi đấy!
 
À lưu ý ACE là Airbnb thu 3% của host host và 10% của guest nhé các bác
Nên khi xem giá mà không check rule và phí thì lại chửi nhao
 
Sau thông tin
Ngày 28/12, Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh đã tuyên án sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn Grab (Grab).

Hóng tiếp các chủ khách sạn kiện Airbnb

Thị trường dịch vụ cho thuê nhà riêng tại địa phương đang không ngừng phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là, có nên cấm dịch vụ này?

Thị trường dịch vụ cho thuê nhà riêng tại địa phương (Local Host Rentals - LHR, còn được gọi là cho thuê nhà riêng trong kỳ nghỉ hay cho thuê ngắn hạn) đang không ngừng phát triển.

Theo số liệu từ Price Waterhouse Cooper, mức tăng trưởng hằng năm của nền kinh tế chia sẻ toàn cầu hiện là 30%, dự kiến vào năm 2025 sẽ đuổi kịp “thị trường cho thuê truyền thống” - vốn được dự báo chỉ tăng thêm 3% mỗi năm.

Mặc dù nhu cầu gia tăng nhưng vẫn có nhiều hạn chế được đặt ra đối với LHR. Các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ LHR đang vấp phải sư phản đối của những “hàng xóm”, họ phàn nàn tiếng ồn và sự phiền nhiễu của các nhóm khách thuê ngắn ngày.

Hiện Thái Lan xem hình thức thuê nhà này là bất hợp pháp, Singapore đưa nhiều rào cản, còn Đài Loan thì đang tăng sức ép bằng cách phạt tiền trên cả nhà và mặt bằng của các cá nhân cho thuê… Điều này cho thấy, các chính phủ và cộng đồng vẫn còn đang nghi ngờ những lợi ích mà LHR mang lại

Vì mấy tay Khách sạn thì ghét cái LHR này thôi rồi ... nên Airbnb biết không dám đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

LHR rất dễ trốn thuế.
Ở EU, một số quốc gia đã ép được các Banks và Aibnb phải cung cấp số liệu doanh thu của các hộ có nhà cho thuê.
 
Chủ khách sạn các nước chửi um sùm vì khách sạn phải có đủ thứ giấy phép nhưng còn mấy chú cho thuê ngắn hạn thì bỏ qua hết những cái này. Vậy nên trước sau cũng sẽ xảy ra xung đột.


Ở VN tạm thời thì AirBnB cứ có khách lưu trú thì mặc nhiên trước 12h phải fax danh sách và ID lên CA Phường rồi. Việt Nam thì ngó đơn giản vậy thôi chứ mấy chú làm AirBnB có khách Tây là CSKV nắm và đến hỏi thăm hết rồi! Bán hàng online trốn đầu ngõ, cuối hẻm nhưng từ TK NH mà còn bị "núm đầu" thu thuế ... Airbnb có nhà cửa, địa chỉ cố định, tiền thu qua tài khoản thì có mà chạy "con mắt". Cho sống ngày nào hay ngày ấy. Bị truy thu ngược thì "lòi họng" luôn.

AirBnB thì cư dân chung cư cũng ghét thôi rồi, vì khách vãng lai gần như không quan tâm đến nội quy của khu nhà. Có một khu chung cư có khá nhiều anh em cho thuê AirBnB với khách nước ngoài. Năm ngoái tự nhiên thấy nháo nhác cả lên vì tất cả chủ nhà đều bị công an gọi điện hỏi, hóa ra có một chú người Hàn trốn truy nã và tìm thấy dấu vết lẩn trốn ở đó. Cuối cùng thì cũng túm được chú đó nhưng các chủ dịch vụ bị một phen xanh mặt.
 
Như vậy mua nhà xây nhà làm Airbnb có vẻ phiêu diêu nhỉ?
 
Như vậy mua nhà xây nhà làm Airbnb có vẻ phiêu diêu nhỉ?
Hiện chỉ đám đi thuê các căn hộ hay nhà trống rồi làm thành chuỗi là có ăn thôi vì giảm được chi phí cho quản lý cũng như vốn ban đầu!
Nhưng dính một vụ cho người nước ngoài thuê hay thuê nhà làm việc vi phạm pháp luật thì đi xa!
 
E bi chưa phổ biến nên chính quyền, công an và cục thuế tạm thời bỏ qua. Để nhiều nhiều quất hẳn vài chục chai một vụ ăn mới đã
 
E bi chưa phổ biến nên chính quyền, công an và cục thuế tạm thời bỏ qua. Để nhiều nhiều quất hẳn vài chục chai một vụ ăn mới đã
Không bỏ qua đâu. Mọi số liệu đều đã được ghi lại rồi. Giá phòng thì đăng rõ ràng trên Internet, số ngày thuê thì CSKV có hết.
Thế thì chạy vào mắt! Thế nên cứ từ từ sẽ đến lượt, không phải vội!
 
Sau thông tin
https://bnews.vn/vu-vinasun-kien-grab-grab-phai-den-bu-cho-vinasun-hon-4-8-ty-dong/109391.html

Hóng tiếp các chủ khách sạn kiện Airbnb

https://dautubds.baodautu.vn/co-nen-cam-dich-vu-cho-thue-nha-rieng-tai-dia-phuong-d93329.html

Vì mấy tay Khách sạn thì ghét cái LHR này thôi rồi ... nên Airbnb biết không dám đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

LHR rất dễ trốn thuế.
Ở EU, một số quốc gia đã ép được các Banks và Aibnb phải cung cấp số liệu doanh thu của các hộ có nhà cho thuê.
Theo mình E bi chắc còn xa mới xảy ra xung đột kiểu Grab & Uber với taxi ... vì đây là xung đột giữa doanh nghiệp với DN, còn Home for rent với các Hotel truyền thống anh phải cộng thêm yếu tố quyền lợi của địa phương vào nó nữa.

Mình thường nghe các lãnh đạo phường than phiền, địa bàn phường mình không có các cơ sở SX, dịch vụ nên bị "hạn chế" nhiều!
 
Theo mình E bi chắc còn xa mới xảy ra xung đột kiểu Grab & Uber với taxi ... vì đây là xung đột giữa doanh nghiệp với DN, còn Home for rent với các Hotel truyền thống anh phải cộng thêm yếu tố quyền lợi của địa phương vào nó nữa.

Mình thường nghe các lãnh đạo phường than phiền, địa bàn phường mình không có các cơ sở SX, dịch vụ nên bị "hạn chế" nhiều!
Anh nói đúng! Ở Việt Nam thì khách sạn với hình thức thuê kiểu Airbnb chưa xung đột mạnh. Tuy nhiên, thuế với công an thì ngay ở cửa đấy anh ạ!
clear.png

Thuế thì mình không rõ chứ mỗi căn hộ trong chung cư mà mình nói ở trên hàng tháng đều phải có quà cho anh CSKV thì mới cho Tây vào được anh ạ!
 
Anh nói đúng! Ở Việt Nam thì khách sạn với hình thức thuê kiểu Airbnb chưa xung đột mạnh. Tuy nhiên, thuế với công an thì ngay ở cửa đấy anh ạ!
clear.png

Thuế thì mình không rõ chứ mỗi căn hộ trong chung cư mà mình nói ở trên hàng tháng đều phải có quà cho anh CSKV thì mới cho Tây vào được anh ạ!
Qua còm này biết anh không phải dân kinh doanh
Thì đó là điều mình đề cập về cái suy nghĩ của phường ở còm trên win-win
 
Qua còm này biết anh không phải dân kinh doanh
Thì đó là điều mình đề cập về cái suy nghĩ của phường ở còm trên win-win
Nhưng việc phường bỏ qua tại thời điểm hiện tại sẽ không làm giảm số thuế anh bị thuế đập khi sờ đến. Phường lúc đó sẽ chỉ gãi đầu, gãi tai "Các hình thức kinh doanh mới này trình độ quản lý của các cán bộ cơ sở chúng tôi chưa theo kịp!".
Thế mới ức!
itd_3d_ani_w100_smiles_005.gif
 
Uber, Grab, GoViet, Be ... đây là cuộc đua của những kẻ nhiều tiền chứ phương thức thì có gì mới, ai cũng biết nhưng liệu đủ sức để chơi không thôi. Cuộc chơi này khó tính bằng lời lỗ thông thường lắm, lỗ sặc máu mà nhà đầu tư vẫn rót tiền cho chơi, họ lấy lại bằng giá trị thương hiệu và giá cổ phiếu.

Đánh giá trào lưu "nền kinh tế chia sẻ" này là một cú lừa kha khá và cuối cùng sẽ chẳng có ai là người thắng cuộc khi bản chất đã lộ ra.

Về cá nhân, biết là tiết kiệm và tiện lợi, nhưng mình không thích Go, Be, Grab ... Nó góp phần (cộng với sự quản lý XH yếu kém của nhà nước) biến đám sinh viên tương lai của đất nước thành biker, biến những công nhân có thể tạo ra của cải cho XH thành biker .
 
Làm quái gì có cái gọi là chia sẻ, bản chất nó là chăn gà chứ tài nguyên chẳng rỗi rãi đến mức đem chia sẻ cho mọi người nhằm làm giảm chi phí chung. Vì vậy cuối cùng nó vẫn phải quay về kinh doanh, phục vụ chuyên nghiệp. Nó chỉ có một điểm khác là tận dụng công nghệ để kết nối cung và cầu. Tuy nhiên, nó lại lập lờ ở khái niệm "chia sẻ" để đòi phải được ưu đãi hơn hình thức kinh doanh truyền thống.
Tại sao lại mở chủ đề này, vì nguồn tiếng Việt hầu hết đều nói Uber, Grab, Gov.viet .... Airbnb là "kinh tế chia sẻ" bị biến tướng..
Giờ không ai gọi là sharing economy nữa mà gig economy rồi, bản chất sharing đã bị Uber, Grab, Goviet, Airbnb ... biến tướng. Trích dẫn link để mọi người hiểu hơn
Gig Economy là gì? Bao nhiêu người trong số chúng ta biết về Gig Economy? Bạn có đang tham gia vào Gig Economy hay không?
trích

Gig Economy hay còn gọi là Nền kinh tế việc làm tự do, trong đó người đi làm không gắn kết lâu dài với một tổ chức nào mà chỉ làm thuê ngắn hạn, thời vụ, không cần thường xuyên có mặt tại văn phòng. Đặc điểm này cho phép người đi làm có nhiều công việc cùng một thời điểm và dễ dàng hoàn thành công việc mọi lúc mọi nơi.

Tuy nhiên là
Nền kinh tế gig: Không ràng buộc hay không quyền lợi
Trích
Có 8% người Mỹ và 14% người Anh đang tận dụng nền kinh tế gig để kiếm sống. Họ làm các công việc như lái xe cho các công ty cung cấp dịch vụ gọi xe như Uber hoặc Lyft, dọn dẹp văn phòng cho Handy hoặc làm các công việc vặt khác thông qua sự "mai mối" của Công ty TaskRabbit.

Những lời hứa hẹn của Thung lũng Silicon về một nền kinh tế gig nghe có vẻ hấp dẫn, rằng công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp người lao động trở thành doanh nhân, giới học sinh - sinh viên lẫn phụ huynh đều có thể kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh, trong khi vẫn cùng lúc theo đuổi phần việc chính, họ còn có thể tạo dựng một "doanh nghiệp nhỏ" làm ăn phát đạt...

Tuy nhiên trong thực tế, không hề có "thiên đường" nào ở những công ty như Uber, Lyft, Instacart hoặc Handy. Người lao động làm việc cho các hãng này luôn phải làm việc nhiều giờ với mức thu nhập thấp, đồng thời phải liên tục trong trạng thái sẵn sàng cho phần việc tiếp theo. Có thể nói, các hãng công nghệ này đã tận dụng khoa học hành vi và sự tiến bộ của các phần mềm để khai thác người lao động.
và như muôn thuở là
Nền kinh tế "gig": Cuộc đua xuống đáy
trích
Nền kinh tế gig cũng chỉ là một phần của môi trường kinh doanh và văn hóa đang thay đổi chóng mặt, bao gồm nền kinh tế chia sẻ (sharing economy), nền kinh tế quà tặng (gift economy) và nền kinh tế đổi chác (barter economy).

Trong nền kinh tế gig, doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực qua cắt giảm chi phí phúc lợi, không gian văn phòng và đào tạo nhân sự. Họ cũng có khả năng thuê được các chuyên gia hoặc nhân sự kỹ thuật cao cho những dự án cụ thể, vốn dĩ sẽ rất tốn kém nếu thuê những nhân sự lâu dài.

Cuộc cạnh tranh xuống đáy của người lao động bằng cách giảm giá, tăng giờ làm, chấp nhận những thua thiệt với kỳ vọng sẽ có thêm thu nhập bằng việc bán sức lao động càng nhiều càng tốt

Nhưng mà biết sao giờ, như là một quy luật tất yếu, số người làm gig sẽ không giảm cho đến khi gig tiến hóa sang phiên bản khác.
 
  • Like
Reactions: NoiThatPhuGia
Đôi khi cũng cảm thấy buồn cười, nhiều người cứ nghe mấy tay kinh tế học cào bàn phím là lệ thuộc vào nó luôn, làm quái gì có cái gọi là chia sẻ, vì đơn giản là không thể thực hiện được, nó lý tưởng như ....

Đơn cử xem mô hình Uber với Grab triển khai chia sẻ như thế nào ?

Trong môi trường đô thị, mỗi người có vô số điểm xuất phát có thể và vô số điểm đến có thể, cộng thêm yếu tố thời gian nữa thì xác suất để 2 người có cùng hành trình sẽ khó hơn trúng Vietlot. Vậy thì mô hình chia sẻ tài nguyên chỉ mang tính lý thuyết mà không thể có tính thực tế một tí nào. Thế thì để mô hình này khả thi thì chỉ còn mỗi cách là một trong hai bên (người đi xe và người có xe) phải theo hành trình của bên kia. Và vì bên đi xe là bên trả tiền nên sẽ có mức ưu tiên cao hơn và bên có xe phải đi theo hành trình của bên đi xe. Tiếp nữa, bên đi xe có thể có nhu cầu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng nhiều nhất vào lúc bắt đầu và kết thúc giờ làm, nếu bên có xe muốn đáp ứng vào khung giờ này thì chỉ có đám thất nghiệp mới thỏa mãn điều kiện.

Thế thì kết luận là để triển khai Uber với Grab thì bắt buộc bên có xe phải trở thành tài xế chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng đáp ứng tất cả nhu cầu của bên đi xe ... đời mà, thế thì kinh doanh chuyên nghiệp rồi, làm gì còn cái gọi là chia sẻ.
 
@TXhomeVietNam - nhầm lẫn giữa sharing với carpooling - đi chung xe trong một hành trình. Sharing nghĩa là tận dụng nguồn lực rảnh rỗi, ví dụ một người đi làm 8 - 5h, sau đó không làm gì, xe cũng để không, thì có thể chạy kiếm thêm, chứ không phải tài chuyên nghiệp. Họ mua xe để sử dụng cho cá nhân trước, chứ không phải mua chạy taxi. Tuy nhiên phần lớn hiện nay chỉ mua xe để chạy Uber và Grab và xem là công việc full-time.

Có thể đọc thêm
Nhưng mà biết sao giờ, như là một quy luật tất yếu, số người làm gig sẽ không giảm cho đến khi gig tiến hóa sang phiên bản khác.
về sự biến tướng của sharing economy sang gig economy ở đây
 
Không thể chia sẻ tài nguyên rỗi một cách hợp lý ở quy mô lớn được, lúc tài nguyên của mình rỗi thì tài nguyên của người khác cũng rỗi, chia sẻ chỉ có trường hợp là lái xe chở ông giám đốc đến công ty xong không đi đâu, lái xe tận dụng thời gian rảnh đến khi chở ông giám đốc về nhà, lấy xe chạy taxi. Chia sẻ (sharing economy) chỉ đáp ứng một phần nhỏ của cuộc sống, gần như không thể làm đảo lộn kinh doanh chuyên nghiệp, khác với cách mà Grab đang tiêu diệt taxi truyền thống hiện tại.

Còn nói về Carpooling ((hay Ride Sharing) tính thực tế không có .... không quen biết nhưng vẫn được tiếp cận sử dụng chung một ô tô cho cùng một hành trình và chia sẻ chi phí cùng nhau ... thì chỉ có bọn cướp xe quan tâm thôi. Rồi điều này có xảy ra thì cũng ba bảy hai mốt chửi nhau ỏm tỏi vì không hài lòng nhau, chia không đều luôn là bài toán khó.

Và giờ gần như sharing economy hay ride sharing là khái niệm cổ lỗ rồi, giờ người ta move sang ride hailing

Nói Uber, Grab ... chỉ mong gig economy tự vận hành mà không phải bù lỗ sặc gạch, cái cần là họ sẽ khai thác các dịch vụ gia tăng trên nền tảng người dùng đang sử dụng dịch vụ của họ, ví dụ gần đây Grab đã triển khai ví điện tử (GrabPay by Moca).

Mặt khác bản chất của đầu tư mạo hiểm ( finance venture) nó khác đầu tư truyền thống .... mà đôi khi cũng không biết được đây là công cụ rửa tiền. Ví dụ mấy năm trước Deutsch Bank bị EU phạt gần 1 tỷ Eur vì trong vòng 10 năm từ 2001-2011, chi nhánh ngân hàng này tại Nga đã tiếp tay cho giới nhà giàu Nga chuyển ra nước ngoài 10 tỷ USD thông qua các hợp đồng mua bán cổ phiếu dởm. Nhưng vụ đó hóa ra chưa là gì so với bê bối vừa mới bị phát hiện của 2 ngân hàng nổi tiếng của Bắc Âu là Danske bank của Đan Mạch và Swedbank của Thụy Điển. Hai ngân hàng này thông qua các chi nhánh của mình ở mấy nước Ban tích đã giúp cho các tài phiệt Nga đẩy vào hệ thống tài chính Tây Âu tổng cộng gần 400 tỷ USD.

Liên quan đến Việt Nam thì mấy tháng trước Ba Lan ụp một đường dây người Việt nhờ sự hỗ trợ của một ngân hàng Ba Lan đã hàng ngày đem trung bình cả triệu EUR tiền mặt để nộp vào ngân hàng (tổng số tiền hình như khoảng 600 triệu EUR). Rồi từ đây tiền lại được chuyển đi Mỹ, Canada và nhiều nước khác.

Số tiền như vậy thì mua cổ phiếu rồi bán lỗ 10-20% cũng là muỗi khi đạt được mục đích trở thành tiền sạch ... thông qua Grab hay Uber ....
 
Mô hình kinh doanh mà phải đầu tư khoản vốn lớn để khuếch trương thị trường có rủi ro rất cao. Nếu dịch vụ chỉ khi miễn phí hay giá cung cấp dưới giá thành mới có thể thu hút khách hàng, thì giá trị của nó nhất định không lớn, chỉ dịch vụ đủ tạo ra thu nhập mới có thể bền vững, đây là chân lý đơn giản.

Hy vọng về sự may mắn của Gmail, Facebook ... cũng có thể lặp lại nhưng cực khó.
 
Kiểu này thì Airbnb đang là nỗi ám ảnh của cư dân chung cư

YMJDG0O.jpg


Sáng nay đi ngang qua lễ tân có một chị cư dân khá là bức xúc về việc cha mẹ và bạn bè của của ấy lên căn hộ và phải gởi lại cmnd, có chuyện này luôn hả mọi người , bason bây giờ khó dữ vậy sao?

Cũng không ngờ chung cư cao cấp Ba Son tệ hại thế, chứ các chung cư tái định cư đã bắt trình CMND ... lên tầng nào thì đích thân bảo vệ quẹt thẻ để lên từ lâu rồi.
 
Trong lúc mọi người tranh luận nó là gì, thì nó sắp lấn sân sang tuyển dụng


Sau gọi xe, giao đồ ăn, kinh tế chia sẻ tiếp tục lấn sang ngành tuyển dụng. Nếu thành công, CVreferral sẽ phá vỡ cả hệ sinh thái tuyển dụng hiện có.

Cụ thể, CVreferral sử dụng hệ thống đấu giá tương tự như nền tảng quảng cáo của Google và Facebook, cho phép người dùng ở thế chủ động, chỉ chi trả cho hiệu quả cuối cùng mà họ mong muốn. Nếu như Google, Facebook Ads cho phép chọn chi trả theo hiển thị, click, lead form, với CVreferral là nhận được CV ưng ý mới trả tiền, kể cả khi đã xác nhận phỏng vấn nhưng ứng viên không đến thì người dùng vẫn không bị trừ phí. Điều này giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ động tối ưu hoá trong việc phân bổ ngân sách.

Thay vì bỏ 3 triệu đăng tin trên các trang tuyển dụng và thu về 20,30 CV nhưng chưa chắc tuyển được, họ có thể chọn đấu giá 600.000đ cho 3 CV ưng ý, 900.000đ cho việc phỏng vấn, 1.500.000đ cho việc tuyển dụng thành công trên CVreferral. Chi phí chia nhỏ cho phép doanh nghiệp thoải mái và kiểm soát hiệu quả tốt hơn. Chính giải pháp linh hoạt này sẽ thay đổi toàn bộ cách thức ngành tuyển dụng đang vận hành, phá vỡ phương thức tuyển dụng truyền thống qua các trang tin mà thay bằng hình thức huy động sức mạnh cộng đồng từ 300 cộng tác viên trên cả nước.

Đọng lại ý tưởng này là TUYỂN DỤNG TỪ CỘNG TÁC VIÊN kiểu này thì nhiều Công ty vừa và nhỏ banh xác vì chính các CỘNG TÁC VIÊN ngay trong chính doanh nghiệp bán rẻ doanh nghiệp để giới thiệu nhân sự cho doanh nghiệp khác
 
Coi như xong con ong
Bán giấc mơ hàng nghìn tỷ USD, WeWork, Uber trở thành những kẻ 'lừa gạt' vĩ đại nhất trong lịch sử
Nếu như bạn ngủ trên những tấm nệm Casper, gọi xe qua ứng dụng Lyft để đến văn phòng làm việc của WeWork, sử dụng DoorDash để gọi bữa trưa đến văn phòng, rồi lại bắt một chiếc xe Lyft khác về nhà và gọi Uber Eats cho bữa tối, bạn đã dành cả ngày để trải nghiệm với những công ty đã thua lỗ tổng cộng 13 tỷ USD trong năm nay. Hầu hết, đều chưa có lợi nhuận và có lẽ là cũng không bao giờ có!

Bao giờ đến Grab đây
 
Gian nan hành trình giữ thị trường London của Uber


Uber lỗ lớn khiến SoftBank chùn tay khi đầu tư vào Grab


Nhiều nước phát triển quản Uber, Grab như taxi truyền thống


Và cú giáng đòn mới
Uber bị rút giấy phép ở thị trường lớn nhất bên ngoài nước Mỹ


California thông qua luật bắt Uber, Lyft hành xử như các công ty taxi


Như vậy là trở thành hãng vận tải rồi
 
Dù nói thật là đang hưởng lợi rất nhiều từ các ứng dụng chia sẻ đang đốt tiền của Tây, nhưng rõ ràng bản chất Uber, Grab, Go-Viet, Airbnb ... đang tìm cách lách luật để không phải trả nhiều thứ chi phí cho người lao động và chính quyền (thuế phí), do vậy mới giảm giá nhiều so với dịch vụ truyền thống (vậy mà vẫn lỗ vãi đái!).

Rồi sẽ tới lúc luật pháp sẽ phải hoàn thiện cơ chế ứng xử phù hợp với các loại hình kinh doanh trên nền tảng kinh tế chia sẻ. Ranh giới giữa chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, người lao động, nhà cung cấp, khách hàng... sẽ không còn rạch ròi như trước kia mà đan xen, giao thoa tùm lum. Hiện tại thì cứ theo luật hiện hành, xác định tài xế xe công nghệ có đủ dấu hiệu của người làm công và doanh nghiệp có đủ dấu hiệu của bên cung cấp dịch vụ thì nó phải là công ty vận tải. Các đặc điểm khác chưa được luật hóa thì khó có thể viện dẫn được.

Hy vọng nhà nước Việt Nam nhanh chóng hoàn thành luật chơi cho công bằng với dịch vụ truyền thống.
 
Coi như xong - Travis Kalanick, đồng sáng lập Uber, bán gần hết cổ phẩn của mình và rời khỏi hội đồng quản trị, cắt đứt quan hệ với công ty. Trong một tuyên bố ra ngày thứ Ba, Uber nói rằng ông Kalanick, 43 tuổi, sẽ rời công ty để "tập trung vào hoạt động kinh doanh mới và công tác từ thiện"


Minh chứng cho việc "nền kinh tế chia sẻ" là một khái niệm để lùa gà chứ không có thực, là bong bóng startup, người sáng lập đã rút với khoản tiền khổng lồ và để lại cho các nhà đầu tư một mớ hỗn độn.
 
  • Like
Reactions: sanphamkythuat
Lại chia sẻ bài viết về Uber của Hungkaka

Chúng ta có còn nhớ Uber?

Di sản của Travis Kalanick và Uber sau 10 năm, thị trường ride-hailing Việt Nam có gì?

Ngày mùng 5 tháng 1 năm 2010, Travis Kalanick đã đăng một dòng tweet mà sau này là một câu chuyện để đời cho những ai biết đến Uber.
“Looking 4 entrepreneurial product mgr/biz-dev killer 4 a location based service.. pre-launch, BIG equity, big peeps involved— ANY TIPS??”
(Đang tìm đồng chí quản lý sản phẩm / tay sát thủ phát triển kinh doanh với tinh thần khởi nghiệp bá đạo, cho một dịch vụ dựa trên nền tảng địa điểm… sắp ra mắt, cổ phần LỚN, một số ông lớn đã tham gia - anh em có lời khuyên gì không?)

Đáp lại nhà sáng lập Uber chỉ 1 câu “heres a tip. Email me
1f642.png
:) ***@***.***” thế là anh ta được nhận vào làm CEO của Uber thuở sơ khai.

Dừng lại một chút để nói đến true entrepreneurship của người Mỹ, là lý do mà người Mỹ rất thành công trên diện rộng, đó là “open”.

Thân là nhà sáng lập, nhận được một response gọn lỏn, vẫn chủ động trả lời, không kiêu kỳ và chảnh như "dân stratup ta", khi có achievement gì đấy thì rất kiêu sa… nói chung, mình thấy người Việt rất giỏi nhưng, một phần, họ chẳng coi trọng nhau, không đoàn kết, ai cũng nghĩ mình giỏi nên mạnh ai nấy làm, thành ra chỉ đạt được một số thành tựu nhất định chứ quá khó đến không thể tiến xa như người Mỹ, người Nhật Bổn, người Đại Lục, người Đại Hàn…

Kể từ đó, Uber đưa ra một định nghĩa mới về sharing economy, chuyển ngữ sang tiếng Việt là “Nền kinh tế chia sẻ”.

Uber ban đầu phát triển peer-2-peer ride sharing sau đó là ride-hailing service… Với hai models này thì Uber đã dậy sóng khắp toàn cầu… disrupting markets khắp toàn cầu…

Thời bấy giờ, người người trở thành economists, nói về Nền kinh tế chia sẻ, nhà nhà bàn về Nền kinh tế chia sẻ. Cộng đồng startup thường định nghĩa họ là “Uber 4 something” trong nền kinh tế chia sẻ, để diễn tả mô hình một cách ngắn gọn nhất khi elevator pitching cho các VCs, Angel Investors.

Nhận thấy đây là một virus mới trong làng công nghệ thế giới, Travis, khôn như Cún, đã lên kế hoạch đồng hóa thị trường bản địa, với một quyết sách duy nhất: “release open source code để cho các local businesses nhanh chóng cùng tham gia vào cuộc chơi”.

Travis làm việc này vì hai điều:

1. Đây là một mô hình disrupting market. Phá vỡ hoàn toàn mô hình taxi truyền thống và các ngành nghề align khác trong tương lai. Điều này sẽ động chạm đến “lợi ích” của người bản xứ ở mỗi quốc gia.

2. Vì là một hot trend, môt mô hình tương lai nên sooner or later các local businesses cũng nhảy vào. Không thể nào ngăn họ được.

Travis đã cho releasing open source code của Uber, một nước cờ, sẽ tạm thời giải quyết cả hai vấn đề cho quân tiền trạm.

Sau đó Uber thực hiện quyết sách thứ hai: globalize locals.

Mở rộng trên khắp mọi mặt trận, nhảy vào các thị trường locals để dẫn đầu cuộc chơi… Chỗ nào taxi đình công thì làm dậy sóng. Chỗ nào lobby được và legally thì gây tiếng vang lớn. Như thế là virus “sharing economy” lan rộng khắp toàn cầu…

Tháng 12 năm 2015, Masa Son nhúng bàn tay của mình vào, hợp nhất các đối thủ sừng sỏ của Uber trải dài từ Tây bán cầu có Lyft (Mỹ) sang đến Đông bán cầu với Didi Chuxing (China), Ola Cabs (India) và Grab (SEA) và gọi đó là một Alliance các dịch vụ nền tảng.

- Ở Việt Nam, Masa dàn xếp Uber mua lại cổ phần Grab và rút khỏi Việt Nam. Uber hưởng lợi dựa trên ROI, Grab hưởng lợi market shares, Masa hưởng lợi trên giá trị đầu tư với những toan tính khác (IPO), Alliance hưởng lợi khi phân chia lãnh thổ cắt lỗ. Muôn đường lợi.
- Tương tự như vậy ở Trung Hoa Đại Lục, Didi mua lại Uber…

Có lẽ đây là quyết định sai lầm của Masa, việc này đáng lẽ nên làm sau khi Uber IPO thì Masa đã có thể không mất một số tiền lớn như vậy từ kế hoạch IPO không thành as planned của Uber. Việc giữ Uber ở một số thị trường locals cho đến hậu IPO sẽ tốt hơn…

Có lẽ vì thế mà Grab đã nhanh chóng pivoting mô hình thành một fintech nhằm scale up. Grab sắp thành lập Grab Bank (Digital), trong lúc đó các local businesses thì khá chật vật với việc mở rộng thị phần.

Sau đây là diễn tiến các Uber-like business models ở thị trường Việt Nam:

# Uber
Uber vào Việt Nam năm 2014. Đến năm 2018 thì bán lại toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á để thu về 27,5% cổ phần của Grab. Đầu tư khoảng 700M USD vào thị trường SEA, thu về 27,5% x 7,7B USD (estimated market value vào năm 2018) ~ 2,11B USD mà không phải làm gì cả. Softbank quá khôn ngoan khi chọn exit strategy này.

# Easy-taxi
Easy-taxi là của Tập đoàn Clone, Rocket Internet, đến từ nước Đức. Easy-taxi hoạt động một time thì tèo. Lý do là không gọi được vốn vòng kế tiếp sau khi chi tiền triệu USD cho thị trường Việt.

# Didi
Didi định nhảy vào thị trường Việt để ở mỗi nước thì Softbank bao thầu luôn toàn bộ thị phần. Nhưng vẫn là câu chuyện về Exit strategy. Didi easy comes, eassy goes. Đến Việt Nam lặng lẽ rồi rút đi một cách êm thắm theo kế hoạch của tổng Đàn.

Sau đó, thế cục thị trường phân tranh như sau:

Thứ 01 là: Grabtaxi > Grab.

Grabtaxi hoạt động ở Vietnam sau 2 năm thì rebranding thành Grab, tiếp sau đó 3 năm thì pivoting, chuyển sang mô hình dịch vụ đa nền tảng, xoay quanh cái lõi là Fintech với backbone là location-based platform.

Năm 2018 Vinasun claimed là 8000 người thất nghiệp vì Grab, kiện, đòi bồi thường 42 tỷ…

Hội đồng nghiệp đoàn Taxi gồm 17 hãng thành lập liên minh để phản ứng nhanh với các “hãng taxi công nghệ” nhưng bạn biết đấy, ở Việt Nam cái gì gọi là “liên minh” thì chỉ tìm thấy ở thời chiến. Taxi Mai Linh dẫn đầu quân liên minh, tham gia vào cuộc chơi nhưng sau đó thì chết yểu…

Cứ thế, Grab ngồi vị thế dẫn đầu, kéo dài cho đến tận ngày nay.

Thứ 02 là Go-Viet

GoViet được đầu tư bởi Go-Jek, một unicorn startup đến từ Indonesia (startup Kỳ lân là startup có valuation >1B USD). Go-Jek declared là đầu tư 500M USD vào Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines. Ở Việt Nam, ban đầu Go-Viet chạy rất tốt. Khi penetrate market thì tập trung vào GoBike chứ không ôm đồm như các hãng khác.

Đây là một nước đi cực kỳ khôn ngoan hòng win Grab trên một mặt trận, lấy bàn đạp làm thế dẫn đầu. 2018 có thể nói GoBike gần như sắp thắng Grab ở phân khúc này. Nhưng sau đó thì tổng hành dinh lục đục, Go-Jek phải tính lại. Như đã nói thì thương vụ IPO không thành của Uber gây rúng động các đại gia ngành này. Họ chùn bước. Grab nhanh hơn một bước và pivoting ngay.

Đến năm 2019 thì lình xình vụ cut off 2 vị trí cấp cao nhất của GoViet là CEO và COO nhưng vỗ về truyền thông một cách nhẹ nhàng để rồi sau đó mời chị Lê từ Facebook về tiếp quản. Chị này về theo kế sách “ve sầu thoát xác” và tiếp tục chạy Go-Viet. Mình nghĩ chị này rồi cũng sẽ đi. Có khi đi luôn cùng với Go-Viet...

Đến nay thì chiến lược Go-Viet chưa hề thay đổi, tập trung vào một phân khúc chính là Gobike và mở rộng Go-Food để song hành vị thế dẫn đầu cùng Grab. Chiến lược này thì các models của Việt Nam không thấy được. Cứ đi tập trung ride-hailing service.

"10 năm đã qua rồi".

Một số bạn đưa ra lý do vấn đề giấy phép mà Go-Viet không thể chạy Go-Car... Đối với vấn đề giấy phép ở Việt Nam thì… thực tế coi như “sự đã rồi”.

Các law firms khi tư vấn cho các công ty nước ngoài nhảy vào Việt Nam thường nói 2 câu:
- Do you know “Năm Cam”?
[... ]
- What can’t be bought by money, by a lot of money…

Thứ 03 là Be

Be nghe bảo là một ông lớn, nhà đầu tư từ liên minh các ngân hàng trong nước. Chính vì thế nên đi rất chậm. Nếu so sánh Grab thay đổi theo Tuần thì Be thay đổi theo Qúy.

Tuy nhiên Be làm rất bài bản, có thể nói so với một ông từ Silicon Valley về như Uber, thì Be một tám một mười. Cả về công nghệ và cách làm đều không thua kém gì. Tuy nhiên thế sự nay đã khác rồi.

"10 năm đã qua rồi"

Be form team còn hời hợt thành ra chậm hoặc lủng củng, có thể nói bộ máy vận hành không trơn tru.

Be chọn hướng penetrate market mà Uber và Grab làm cách đây 4 năm tức là “mở rộng thị phần thay vì phát triển dịch vụ”, thành ra mãi đi sau người đi trước. Không thể nào bứt phá lên được.

Đáng lẽ nên đi theo hướng như Go-Viet thì trong 1, 2 năm có thể nhảy lên vị thế top đầu ngay được ở cùng một phân khúc, dân marketing hay gọi là niche market.

Be đi theo hướng cổ điển: Muốn đào sâu thì trước tiên phải đào rộng, mà như thế thì chậm, nên kế sách của Be là mở rộng ra các tỉnh thành trong khi củng cố hậu phương ở đại bản doanh Sài Gòn. Đây là bài toán khó.

On internet mà sau 6 tháng là đã chậm lắm rồi, đằng này những 4 năm, chưa so về tương quan resources. Cách nhanh nhất là xây cross-platform bằng cách đi hợp tác với các business model khác có none-conflict-of-interest để nhảy vọt lên.

Đáng lẽ Be được xếp thứ tư sau Fastgo vì Be tham gia sau, nhưng…

Thứ 04 là FastGo

FastGo về mặt công nghệ khá ổn, mình dùng khá nhiều lần, thấy rất hài lòng và thấy rất tự hào… Tuy nhiên khi operation thì chệch hướng.

FastGo thích hô hào bóng bẩy có lẽ là để raise funding chứ không chú tâm vào phát triển business thực sự, long-term strategy.

- Ở trong nước, FastGo chọn cách đối đầu trực diện với Grab trong mảng “Gọi xe”: Coi như failed. Hướng đi hoàn toàn sai lầm.

- Ở nước ngoài, hướng đi của FastGo giống Uber 5 năm về trước, tấn công thị trường nội địa để cạnh tranh với các local leaders khác, trong khi ngay trên sân nhà đã mất dần chỗ đứng: Hướng đi cũng sai lầm.

Hiện tại, FastGo về cơ bản như thể thùng rỗng kêu to. Làm không bài bản, lúc có tiền thích gì làm đấy, lúc hết tiền thì im ắng, làm sản phẩm thì copy chỗ này chỗ kia. Thích fancy hào nhoáng bóng bẩy sau đó thì mờ nhạt, rồi lại fancy hào nhoáng… Có thể failed sau khoảng 2 năm nữa nếu cứ đi như vậy. Cách đi của FastGo trái ngược hoàn toàn với cách Be làm. Be làm vẫn tốt hơn.

Thứ 05 là FaceCar > Vivu > Vato

Vato thực sự là một tấm bi kịch. Tiền thân, FaceCar, ra đời năm 2017, sau đổi tên thành Vivu khi tái cơ cấu cổ đông. Có thể nói ở Việt Nam, Vivu là một trong những startup “nhỏ mà có võ” trong lĩnh vực này.

Vivu làm rất tốt, app dùng rất ngon và mượt, giống style Uber… Xem như, lúc bấy giờ, ngoài Grab thì còn lại là Go-Viet, Vivu. Mình đã từng rất thích Vivu.

Vivu làm branding khá tốt. Đang trên đà tăng trưởng thì dính phốt nhà đầu tư Việt Kiều lởm đến từ Đức, có tiếng mà không có miếng, sau đó thì lạc dần trên thương trường.

Theo đường lối chỉ đạo cách mạng 4.0 của nhà nước, hãng xe Phương Trang (Futa) quyết không theo vết xe đổ của Vinasun, thổi một làn gió mới khi đầu tư vào Vivu. Nghe đâu là hơn 2000 tỷ đồng. Nhưng thực ra chắc khoảng 200 tỷ. Đổi tên thành Vato và đổi thành bộ brandidentity lởm. Không hiểu sao gắn cái mô hình XHCN lên một cái app tư bản làm gì. Futa dính bao nhiêu phốt truyền thông còn kéo Vato xuống làm gì???

Futa hô hào khẩu hiệu chứ không biết làm công nghệ thành ra Vato yểu lên yểu xuống. Đáng lẽ đập tiền vào cứ để Vivu chạy thì giờ đã Top3 thị trường rồi.

Dự là Vato sắp bị chuyển thành cái App quản lý xe của Futa vì trụ không nổi. Nếu mình là CEO của “Vivu“ thì mình sẽ thoái vốn ngay lập tức. Coi như gặp thời mà không gặp người. Số Vato đến đầu năm 2020 là dừng, ý là trong lĩnh vực này.

Thứ 06 là Tada

Tada đến từ Singapore, là một dự án gọi vốn qua hình thức ICO. Khá thành công. Nói là dự án blockchain những thực ra chỉ có phát hành token và trả thưởng cho business service của ứng dụng gọi xe.

Tada vào Việt Nam thì không có cửa. Kế hoạch của Tada chỉ để Pr cho vui, nhằm phát triển đồng cryptocurrency của mình ở SEA, góp phần thúc đẩy Blockchain 3.0: thời kì Dapps. Không sớm thì muộn cũng rút khỏi Việt Nam.

Thứ 07 là MyGo

MyGo của Viettel vừa mới ra đời, trong tháng 6/2019. Mygo ra đời vì mục tiêu digital transformation của Viettel. Về cơ bản hệ sinh thái của Viettel không thiếu một thứ gì, chỉ thiếu ấy là công nghệ cũ, sẽ không phù hợp với xu thế hiện tại, nên giờ Viettel muốn chuyển đổi tất cả các nền tảng mình đang có với công nghệ ứng dụng theo xu hướng hiện hành để chuẩn bị cho tương lai.

Ví dụ trong lĩnh vực logistics thì với GPS detecting & tracking tool đã có thể chạy logistic tốt rồi nhưng thế giới thay đổi quá nhanh buộc Viettel phải nhanh chóng chuyển mình. Có thể nói Viettel đang chuyển mình trên mọi mặt trận.

MyGo ra đời đúng theo triết lý đó nhưng khi làm thì “tham lam”. MyGo không những giải một mà là hai bài toán khó, có thể nói khó hơn cả cuộc chơi của Be.

- Nói về thị trường ride-hailing đã có các ông ở trên. Việc nhảy vào cạnh tranh trực tiếp giống như Don Quixote và chiếc cối xay gió của mình.

- Nói về thị trường phái sinh từ ride-hailing platform trên là logistic thì có Ahamove, Ninja Van (Grab đã mua lại), Lalamove, Gogovan (ở Việt Nam là GogoX) + Grab, Go-Viet, Be, FastGo khi họ mở thêm business categories.

Việc làm của MyGo hiện tại như là đang piloting để thăm dò thị phần, mình chỉ có lời góp ý, nếu làm thì:

- Digital transforming mảng logistic của Viettel khi mở ra và tập trung vào một ngành hàng nhất định bên cạnh Viettel Post, cụ thể ở đây là F&B để nhảy thẳng lên song hành cùng Grab, cùng Go-Viet. Như thế tạo ra thế chân Vạc.

- Phát triển cái Viettelpay cross-platform với MyGo để làm một được hai, đỡ tốn nguồn lực... và nhiều dịch vụ khác.

- Phát triển dịch vụ đa ngành cho vấn đề vận chuyển bao gồm cả E-commerce mà Viettel vừa mới xây dựng xong, Vỏ Sò, https://voso.vn/

Nếu Be và Viettel làm tốt thì hai năm nữa, Top3 thị trường này sẽ là: Grab, Be, MyGo

Nguồn:

 
Biến động khủng rồi



 
Rồi xong, thêm một chú toang

Sau scandal nợ tiền đối tác và bị tố lừa đảo, WeFit "vượt bão" bằng cách thay đổi chính sách sử dụng: Người đang tập 2 năm giờ còn 4 tháng, 60 buổi tập rút còn 6 buổi! Hàng trăm khách hàng la ó đòi tiền, gọi tên "cú lừa


photo1583285679750-1583285679948-crop-1583285882847883903866.jpg


Thông báo thay đổi chính sách sử dụng của WeFit (nay đổi tên là WeWow) được công bố trong một nhóm riêng với hơn 127 nghìn người dùng, không đưa công khai trên Fanpage. Chỉ trong 4 tiếng đồng hồ, có tới gần 500 lượt bình luận, phần lớn gọi tên "cú lừa WeFit" và yêu cầu hoàn tiền, khi nhiều khách hàng VIP tính toán ra 2 năm tập thường xuyên của họ đã co gọn lại chỉ còn 4 tháng. Còn nếu lựa chọn phòng tập cụ thể như Fit24, 60 buổi tập giờ chỉ còn 6 buổi.

"Bão" liên tiếp quét qua Wefit của Forbes under 30 Khôi Nguyễn: Spa, phòng tập tố nợ đọng, ngưng hợp tác, khách VIP người đòi hủy gói hoàn tiền, kẻ tố startup này lừa đảo!

Có thể túm váy là mô hình kinh tế chia sẻ (economy sharing) sẽ được ghi trong lịch sử là một trong những cú lừa tiền đáng nhớ. Blockchain (và trong một phạm vi hẹp nào đó là AI và Bigdata) cũng sẽ như vậy.
 
  • Like
Reactions: ngonhubu
Với việc thay đổi chính sách như này Wefit đã tự tay giết mình, bởi họ đã đánh mất niềm tin cuả khách hàng, họ không làm được những gì đã nói với khách hàng khi quyết định dùng dịch vụ của Wefit. Trong các mô hình kinh tế chia sẻ, cần phải thực hiện các chương trình khuyến mãi khủng, còn chỉ bơm tiền bù lỗ thì sống, chứ thiếu tiền bơm là chết ngay vì không bền vững.
 
Cú lừa WeWork và câu hỏi về mô hình kinh tế chia sẻ


Tài xế Grab, Go-Viet thiệt đủ bề vì hai chữ 'đối tác'


Ảo tưởng Airbnb, Uber và sự ngây thơ lạ lùng của các startup chia sẻ


‘Cú lừa’ mang tên Sharing Economy: Nói 'chia sẻ' nhưng thực chất là 'cho thuê', những lời hứa hão về một thế giới tốt đẹp hơn chỉ là công cụ gọi vốn tỷ USD của những công ty 'không bao giờ có lãi'


Bây giờ, sharing economy - nền kinh tế chia sẻ gần như đã CHẾT.

Túm váy là vậy thôi
 
  • Like
Reactions: sanphamkythuat
Em đọc hết Comment mà cũng mông lung quá, cái đúng cái sai, thật thật giả giả lẫn lộn nói chung thời gian sẽ khẳng định mọi chuyện và mỗi mô hình sẽ có những khách hàng riêng
 
Tài xế công nghệ trở về xe ôm đúng nghĩa, vì Grab không đồng ý họ là doanh nghiệp vận tải, họ chỉ thu phí sử dụng App .... vãi các xe ôm cứ đòi làm đối tác của Grab.



Đồng ý là Grab, GoJek và cả Airbnb .... không phải là "kinh tế chia sẻ", có một vai trò rất tích cực: ứng dụng công nghệ mới, có tác dụng thúc đẩy (và cả ép buộc) các dịch vụ truyền thống phải đổi mới ... nhưng thôi thì cứ đúng luật mà xử một cách công bằng, hãy cạnh tranh lành mạnh và đóng thuế đầy đủ

Một số anh chị em thiện lành to mồm luôn lấy lý do là taxi/xe ôm truyền thống đang có một số khuyết điểm mà ủng hộ xe công nghệ hết mình... tất nhiên, ẩn sau đó vẫn là một lý do “cao cả nhất”: rẻ! Vì muốn rẻ nên những anh chị em thiện lành nói trên bất chấp những hệ lụy rất lớn và lâu dài do Grab, GoJek và cả Airbnb gây ra ... trong đó có một việc lớn là thất thoát thuế.

Đúng phải nhanh chóng thu thuế ngay khi các dịch vụ này lớn mạnh để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh với dịch vỵ truyền thống, gây thất thu cho ngân sách rất nhiều lại tạo môi trường cạnh tranh không công bằng ... Vâng vấn đề muôn thưở thì “luật pháp luôn đi sau thực tế xã hội”

Thuế, Bảo Hiểm,... là thứ bắt buộc của xã hội văn minh mà.
Mấy người thích tiết kiệm 28% BH, 3-15% thuế thì hoàn toàn không nên ủng hộ, cần phải lên án.
Bây giờ trốn được đồng thuế nào thì mừng húm đồng thuế đó, sau này không có BHXH và BHYT, khi về già khốn khổ lại quay qua chửi phúc lợi xã hội như cái củ cải.
 
Nhà nước thu VAT 10% thay vì 3% (như trước) cũng chẳng ảnh hưởng gì đến thu nhập tài xế ... chỉ cần Grab tăng giá thêm 6-7% thôi, giá tiền khách trả thêm 7% cũng chẳng ảnh hưởng gì, vì xe 2B công nghệ rõ ràng có ưu việt tuyệt đối với xe ôm truyền thống, nên các Grabiker vui lòng đừng làm loạn, khách hàng sẵn sàng chi tiền nhé.

Với 4B thì công nghệ vẫn có ưu việt riêng, vẫn có phân khúc khách hàng riêng, vẫn cạnh tranh sòng phẳng được mà, chỉ có vui lòng thêm BHXH và BHYT cho anh em lái xe nữa là ổn thôi

Đáng lý ra phải ủng hộ chủ trường của nhà nước, toàn não ngắn mới đi phản đối.
 
Mấy hôm nay thắc mắc bài báo này có vẻ phỏng đoán kiểu khối C

80% sinh viên, cử nhân ra trường hiện đang chạy xe cho Uber, Grab​

HHT - Việt Nam có 24 triệu thanh niên, chiếm khoảng 44% lực lượng lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm này lại cao gấp 3 lần mức chung cả nước. 60% cử nhân đang làm trái nghề.